[ad_1]

Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng mạnh, giá vật liệu xây dựng tăng cao,… khiến CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với cùng kỳ và là mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016.

CPI Việt Nam năm 2021 tăng 1,84%

Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 12, quý IV và bình quân các năm giai đoạn 2017-2021 (%)

Cụ thể, tính riêng tháng 12/2021, CPI giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Quý 4/2021, CPI giảm 0,38% so với quý trước và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân năm 2021 CPI tăng 1,84% so với bình quân năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2021 tăng do một số mặt hàng có chỉ số giá tăng như giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI chung tăng 1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm); Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội; Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm); Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021 do giá các mặt hàng thực phẩm giảm; giá điện giảm hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; nhu cầu đi lại, du lịch giảm;

Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.

[ad_2]