[ad_1]

Cổ nhân dạy rằng, thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng, ý nói ở đời nên lựa lời mà nói, đừng buông lời cay nghiệt tổn thương kẻ khác.

Vốn dĩ, lời nói luôn có một sức mạnh vô hình mà ta không thể nào lý giải được. Lời nói thiện ý có thể giúp ai đó vực dậy tinh thần, nhưng lời ác ý lại có thể đẩy một người tới đường cùng. Cổ nhân có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng” (Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”.

Hiểu một cách đơn giản, lời nói chẳng mất tiền mua, cớ sao không lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau? Ngôn ngữ là cây cầu kết nối giữa người với người, cũng là phương tiện quan trọng để chúng ta nhận thức thế giới bên ngoài. Vậy nên, nếu muốn nói rõ ràng, nói thú vị, làm người nghe vui vẻ hài lòng, dễ nghe lọt tai, thì hãy nói lời tốt đẹp.

co-nhan-noi-thien-y-mot-cau-am-ba-dong-loi-ac-lanh-nguoi-sau-thang-rong
Lời nói thiện ý có thể giúp ai đó vực dậy tinh thần, nhưng lời ác ý lại có thể đẩy một người tới đường cùng

Có một câu chuyện cổ Phật gia kể rằng: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngài từng dẫn dắt các đồ đệ đến nước Già Sư Na để truyền bá Phật Pháp. Đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên đã đi vào trong thành để tìm những người có duyên. Khi Mục Kiền Liên nhìn thấy hành vi của những người dân nơi đây, ông đã dùng đạo lý nhân quả để nói với họ rằng hành vi ngu ngốc của họ nhất định sẽ phải chịu báo ứng khổ cực. Dân chúng nghe lời của Mục Kiền Liên, ai nấy đều không chịu tiếp nhận, thậm chí còn nổi giận đùng đùng đuổi ông ra khỏi thành. Sau này, Mục Kiền Liên không những không hoằng dương được Phật Pháp mà còn khiến dân chúng oán trách.

Về sau, Phật Thích Ca Mâu Ni lại phái Bồ tát Văn Thù Sư đến nước Già Sư Na để hoằng Pháp. Sau khi Văn Thù Sư đến nước này, ngài không lập tức tuyên dương Phật Pháp mà trước tiên khen ngợi những điểm tốt đẹp trong đức tính của dân chúng, rồi nhân đó mà khuyến Thiện. Những lời nói ấm áp của ngài khiến dân chúng hân hoan phấn khởi và dễ dàng tiếp nhận. Cuối cùng, dân chúng cầm trong tay hoa thơm, lương thực, trân bảo, thành tâm thành ý cung dưỡng. Văn Thù Sư đã dẫn những người dân nơi đây đến trước Phật Thích Ca Mâu Ni, cung kính quỳ lạy và nghe Đức Phật giảng Pháp.

Quảng cáo

co-nhan-noi-thien-y-mot-cau-am-ba-dong-loi-ac-lanh-nguoi-sau-thang-rong
Đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên đã đi vào trong thành để tìm những người có duyên

Trên đời, ta gặp không ít người có tài ăn nói, hoạt ngôn, lúc nào cũng biết tạo không khí náo nhiệt. Chỉ có điều, nếu bị chọc tức, họ dễ buông lời chua cay, châm biếm, chỉ trích người khác. Họ chẳng ngần ngại tiết lộ bí mật mười mấy năm hoặc chuyện riêng tư của người khác, làm người ta không còn thể diện, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, họ sẽ trở nên vô cùng đáng thương…

Tôn Tử dạy: “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo”. Người tu tập nhất định không được khẩu nghiệp, không nói dối, không buông lời độc ác, không thốt câu ngông cuồng. Tất nhiên, việc tu dưỡng ấy không chỉ áp dụng cho các vị hành giả, mà còn của mỗi người trong chúng ta. Sống ở đời, nếu mỗi người đều mang trong mình tấm lòng nhân từ, thương xót người khác, dùng lời thiện ý nói với người khác, thì có thể khiến xã hội duy trì một trạng thái tường hòa và tốt đẹp.

Xem thêm: Tỷ phú Warren Buffett bật mí bí quyết để sống hạnh phúc: Tất cả chỉ gói gọn trong 4 chữ

[ad_2]