[ad_1]

Cổ nhân luôn dạy rằng, sống ở đời ta nên chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở, tuyệt đối không nên tùy tiện kết giao, kẻo rước họa vào thân.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
  • Ba loại hàng xóm chớ lại gần
    • Người thích đâm thóc, chọc bị gạo
    • Người chỉ muốn được mà không muốn mất
    • Người có tâm địa hẹp hòi
  • Ba kiểu người thân nên lánh mặt
    • Người có vay mà không có trả
    • Người ham ăn biếng làm
    • Người ưa nịnh bợ

Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở

Cổ nhân từ xưa đến nay vẫn dạy rằng: “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”. Ý nói rằng ở đời kết giao cần lựa chọn, không nên tùy ý. Mỗi người sinh ra đã được an bài các mối quan hệ nhân duyên, kết giao với ai, trên đường đời sẽ gặp ai,… Sinh ra trong hoàn cảnh thế nào, gia đình ra sao, hàng xóm thế nào không phải là điều ta tự ý quyết định.

Theo “Luận ngữ”, Thiên thứ 16, tập “Quý thị” có viết: “Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ. Hữu tiện tích, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ”. Câu này có nghĩa là: “Bạn có ích gồm ba loại, bạn có hại cũng thế. Bạn trung thực, bạn rộng lượng, bạn có kiến thức sâu rộng, ở cùng sẽ có lợi cho bản thân. Bạn giả uy nghi, bạn khéo chiều chuộng, bạn ưa siểm nịnh, ở cùng sẽ làm hại đến chính mình”.

co-nhan-day-chon-ban-ma-choi-chon-noi-ma-o-la-sao
Bạn trung thực, bạn rộng lượng, bạn có kiến thức sâu rộng, ở cùng sẽ có lợi cho bản thân. Bạn giả uy nghi, bạn khéo chiều chuộng, bạn ưa siểm nịnh, ở cùng sẽ làm hại đến chính mình

Nói cách khác, bạn bè chính là những người tác động đến tính cách và suy nghĩ của ta, cố nhiên khi kết bạn không thể tùy ý. Ta nên chọn người chính trực, thành tín, có hiểu biết sâu rộng, như vậy ta mới học hỏi được điều hay. Nếu kết giao với ai có thói quen xu nịnh, a dua bợ đỡ, xảo trá thì sớm muộn gì phẩm hạnh của ta cũng sẽ bị tổn hại. 

Nói chung, không chỉ kết giao bạn bè, mà bất kì mối quan hệ nào cũng nên cẩn thận. Nếu là người chung chí hướng, tuy cách xa nhau vạn dặm cũng có thể trở thành tri kỷ. Còn kẻ ở gần nhưng khẩu Phật tâm xà, thân thiết chỉ rước họa vào thân.

Có câu: “Ba loại hàng xóm chớ lại gần, ba kiểu người thân nên lánh mặt”, vậy đó là những kiểu người nào?

Ba loại hàng xóm chớ lại gần

Người thích đâm thóc, chọc bị gạo

Chắc hẳn trong đời đã có lần ta nghe được những câu nói này: Tôi kể cho chị chuyện này, ngàn vạn lần không được nói với ai đấy nhé!”, “Chị còn chưa hiểu tính tôi ư? Mau kể đi, tôi tuyệt đối không nói cho ai biết đâu!”,… Có điều, chuyện sau khi kể xong, từ 1 người thành 5 người, từ 5 thành 10 người, rồi cuối cùng cả thiên hạ đều biết.

Kỳ thực, đôi khi buôn chuyện phiếm cũng không có gì đáng trách, chỉ tiếc có những kẻ mồm nam mô, bụng một bồ dao găm. Trước mặt người khác thì nói lời hay ý đẹp, sau lưng lại bàn lộng thị phi, bêu xấu người ta. Kẻ như vậy đã vượt khỏi việc buôn chuyện nhà thông thường, trở thành kiểu ‘khua môi múa mép’ – là một dạng biểu hiện của sự thiếu hụt đạo đức. Những người như vậy, đừng nên gần gũi, hạn chế tiếp xúc sẽ tốt hơn.

Người chỉ muốn được mà không muốn mất

co-nhan-day-chon-ban-ma-choi-chon-noi-ma-o-la-sao
Người chỉ muốn được mà không muốn mất

Đời người ai cũng có lúc thăng trầm, lúc đi giúp người và có lúc được người giúp. Hàng xóm láng giềng sống với nhau, thường xuyên gặp mặt, nếu ai khó khăn, bên kia chủ động giúp cũng là chuyện thường. Có điều, không ít người lòng dạ ích kỷ, chẳng biết ta có thể làm được hay thời gian không, nhưng luôn miệng nhờ vả. 

Nếu ta làm đúng ý thì chưa chắc đã được cảm ơn, nhưng nếu không làm được hay từ chối thì dễ bị trách cứ. Tới khi gia đình bạn gặp chuyện, muốn nhờ họ giúp, những người hàng xóm đó lại viện ra hàng ngàn lý do để từ chối, thậm chí còn xa lánh, tránh mặt bạn. Loại người này, nên tránh xa thì hơn, đừng vì cả nể mà cố duy trì.

Người có tâm địa hẹp hòi

Quảng cáo

Hàng xóm láng giềng tuy sống cùng khu nhưng mỗi nhà mỗi cảnh, khó tránh khỏi những xích mích, hiểu lầm.Đa phần mọi người chỉ qua một đoạn thời gian là sẽ quên hết, hai bên gia đình lại dễ dàng hòa hảo như xưa. Thế nhưng, những người có tâm địa hẹp hòi lại khác.

Họ thường cố chấp, thù dai và hay ghim những chuyện vụn vặt. Có những xích mích đã xảy ra cả chục năm, nhưng trong lòng họ vẫn khắc ghi. Nếu hai bên có biến cố, họ sẽ lại lôi điều đó ra chỉ trích. Hàng xóm như vậy nên ‘kính nhi viễn chi’ – kính trọng nhưng không gần gũi – hoặc nên tránh xa. Bởi vì trong mắt loại người này chỉ có phân soi lỗi lầm của người khác, chung quy luôn kiếm cớ bắt bẻ, túm chặt cái sai của mọi người mà không buông.

Ba kiểu người thân nên lánh mặt

Người có vay mà không có trả

co-nhan-day-chon-ban-ma-choi-chon-noi-ma-o-la-sao
Người có vay mà không có trả

Người xưa có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, ý nói ruột thịt thân thích, cùng quan hệ huyết thống đều là một nhà. Các thành viên giúp đỡ nhau là lẽ thường tình, nhưng làm gì cũng cần có giới hạn. Đặc biệt nếu đã liên quan đến tiền nong, ta càng nên đối đãi một cách cẩn thận, rõ ràng.

Không ít người có tâm niệm” thấy người sang bắt quàng làm họ”. Bạn làm ăn phát đạt, trở nên giàu có, những người này lập tức xum xoe, tìm cách làm thân. Họ vì muốn mượn tiền hay nhờ cậy bạn mà tỏ ra biết điều, mặt mày niềm nở. Nhưng khi tiền đã về tay, họ sẽ lập tức trở mặt, lờ đi chuyện trả nợ. Nếu bạn có hỏi, họ sẽ mắng bạn là đồ bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, rồi cứ thế mà bỏ qua khoản tiền kia.

Người ham ăn biếng làm

Cổ nhân có câu: “Cận chu giả xích, cận mặc giả hắc”, ý nói gần chu sa sẽ thành đỏ, gần mực sẽ thành đen. Không sợ người không có bản lĩnh, chỉ sợ người không có chí tiến thủ. Một người chỉ biết ăn không ngồi rồi, oán trời trách đời, không biết vươn lên thì cả đời chỉ kẹt trong nghèo khó.

Loại năng lực này khá tiêu cực, lại dễ “lây nhiễm”, làm thân lâu ngày ăn bị ảnh hưởng. Một người bình thường chỉ cần có hoài bão và sự kiên trì nỗ lực, thì người đó xứng đáng có được cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, một người dù có gia tài vạn tỷ, nhưng nếu suốt ngày ăn chơi lêu lổng mà không chịu khó làm việc thì đến mỏ vàng cũng cạn.

Người ưa nịnh bợ

co-nhan-day-chon-ban-ma-choi-chon-noi-ma-o-la-sao
Người nghèo ở đô thị phồn hoa chẳng ai ngó, kẻ giàu ở vách núi rừng xanh vẫn có người tới nhận họ hàng

Người nghèo ở đô thị phồn hoa chẳng ai ngó, kẻ giàu ở vách núi rừng xanh vẫn có người tới nhận họ hàng. Khi bạn giàu có, họ hàng xa xôi không gặp bao giờ cũng sẽ cố tìm đến bạn để kết thân. hế nhưng một khi bạn sa sút không một xu dính túi, cho dù bạn có chủ động đến cửa hỏi thăm, thì những người thân loại này cũng chẳng dễ gì ngó ngàng tới bạn. Với loại người này, kết thân không có ích gì.

Thực tế, trong các mối quan hệ thường ngày, bất luận là đối với hàng xóm hay người thân, chúng ta đều nên thẳng thắn thành khẩn, thật lòng đối đãi với nhau, phát hiện điểm tốt của người khác và học cách bao dung mọi người. Có như vậy, chúng ta mới có thể chung sống hòa thuận.

Tổng hợp

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao”, có nghĩa là gì?

[ad_2]