Cổ ngữ: “Chim én không vào cổng nhà nghèo”. Tại sao người xưa lại nói như vậy?Cổ ngữ: “Chim én không vào cổng nhà nghèo”. Tại sao người xưa lại nói như vậy?
Ảnh: vi.sr76beerworks

Chim én đã là một loài chim tốt lành từ thời cổ đại, tương truyền rằng vật tổ của triều đại nhà Thương là một loài chim bí ẩn, và hình ảnh của loài chim bí ẩn ban đầu rất giống với chim én. Ngoài ra, dân gian còn có câu nói “chim én về làm tổ, gặp nhiều điều phúc”, điều này càng thể hiện tình yêu của con người đối với chim én và sự kế thừa văn hóa mang ý nghĩa tốt lành của chim én.

Lưu Vũ Tích đã từng viết trong một bài thơ rằng: “Ngày xưa, chim én thường chỉ làm tổ dưới mái hiên của những gia đình giàu có, bề thế. Vì vậy, khi chim én đến làm tổ ở những gia đình bình thường, người ta cho rằng đó là điềm báo, gia đình đó sắp phát tài phát lộc. Theo người xưa, chim én cũng là loài chim tượng trưng cho điềm lành, cũng như chim khách”.

Người ta xây tổ dưới mái hiên, nhưng nhà nghèo thì ít khi có chim én về thăm, nên người ta có câu “chim én không vào cửa cơ hàn”.

Vậy tại sao chim én lại có thói quen “không ưa người nghèo, yêu người giàu”?

Thực ra điều này liên quan đến lối kiến ​​trúc cổ, thời xưa chỉ những gia đình giàu mới có điều kiện xây nhà bằng gỗ, hoặc nhà bằng bùn đất mới có thể kết dính tốt, có mái hiên cao che chắn được khỏi gió và mưa. Hệ số an toàn của chim én sẽ rất cao.

Nhưng nếu dân nghèo chỉ sở hữu một số túp lều tranh thì những túp lều tranh này rất dễ bị phá hủy khi có mưa gió không được bảo quản! Vì vậy, người ta có câu “con én hiềm bần ái phú”!

Mọi người rất vui mừng nếu có chim én bay lượn hoặc làm tổ trong nhà, vì nó mang ý nghĩa may mắn và giàu có. Ngoài việc chim én được mọi người săn đón, trong cuộc sống còn có nhiều hiện tượng phổ biến.

Ví dụ, “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, có nghĩa là nếu nhà có mèo, nghĩa là gia đình không giàu có lắm, và nếu có chó trong gia đình có nghĩa là gia đình sẽ trở nên giàu có.

Là loài chim rất lễ nghĩa nên chim én là cũng rất được người dân yêu thích, trong truyền thuyết có câu chuyện “thước kiều tương hội”, dân gian quan niệm: khi trong đình có chim chích hay nghe tiếng gọi của chim én có nghĩa là một sự kiện vui vẻ sắp đến!

Cổ ngữ: “Chim én không vào cổng nhà nghèo”. Tại sao người xưa lại nói như vậy?
Ảnh: soundcloud

Có điều, vào thời cổ đại, một số người nhận thấy rằng chim én thường xây tổ trong nhà của người giàu, vì vậy mới lưu truyền câu chuyện “chim én làm tổ nhà ai là người đó đại phú đại quý”.

Kỳ thực, chim én chọn vị trí làm tổ, chúng ưu tiên yếu tố “an toàn” lên đầu. Khi tìm được vị trí có thể che mưa chắn gió, xung quanh không có những kẻ thù thiên địch như rắn, chuột, mèo… chim én sẽ ngay lập tức chọn vị trí đó để xây tổ.

Nhìn ở một góc độ khác, chất lượng, kết cấu, kiến trúc nhà ở của người có tiền bao giờ cũng tốt hơn, kiên cố hơn, có thể che gió chắn mưa, đương nhiên sẽ hấp dẫn chim én đến xây tổ. Như vậy, không phải chim én đến làm tổ nhà nào, nhà ấy đại phú đại quý, mà ngược lại, nhà nào giàu có, nhà đẹp, chim én sẽ đến làm tổ.

Biểu tượng của một con chim én cũng phổ biến ngày nay. Loài chim này thường gắn liền với tình yêu, lòng trung thành và hòa bình. Ngoài ra, điều quan trọng cần nói là động vật linh hồn chim én rất vui vẻ, dứt khoát và tràn đầy hy vọng.

Ngoài những hiện tượng tốt lành này, có rất nhiều điềm xấu trong mắt mọi người với loài chim cú, cú thường xuất hiện vào ban đêm và đôi mắt của chúng phát sáng vào ban đêm. Điều này là do hầu hết các loài động vật có khả năng nhìn ban đêm mạnh sẽ có một lớp phim phản chiếu trên mắt, chẳng hạn như mèo, chó sói, v.v.

Vì vậy, mọi người sẽ rất sợ hãi khi bất ngờ nhìn thấy hai vật phát sáng vào ban đêm, đồng thời tiếng kêu của con cú không mấy dễ chịu, mang đến cho con người những điềm báo không lành. Vì vậy, dân gian vẫn có câu nói “cú đêm vào nhà thì mọi chuyện đen đủi ập đến” và “báo tang điểu”, gọi là cú đêm để chỉ loài cú!

Cổ ngữ: “Chim én không vào cổng nhà nghèo”. Tại sao người xưa lại nói như vậy?
Ảnh: Sự khác nhau

Sự thực chim cú lợn có phải loài chim báo hiệu cái chết? Chim lợn hay chim cú lợn là loài là một loài động vật có ích. Tuy nhiên, nhiều người coi nó là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết.

Thực ra, khi con người sắp chết sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén đã phát hiện ra và báo hiệu. Và khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.

Dù là chim én mang ý nghĩa tốt lành hay chim cú mang điềm xấu thì đó thực chất cũng là sự đúc kết kinh nghiệm sống của mỗi người. Ngoài mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, tổ tiên đã nỗ lực hết mình để cầu may, tránh dữ nên đã tạo ra rất nhiều hình tượng mang ý nghĩa tốt lành, mong được che chở cho bản thân.

Từ Thanh biên dịch
Theo Sohu

Xem thêm



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: