[ad_1]

Về vấn đề cho con học chữ trước khi vào lớp 1, có 2 luồng ý kiến trái ngược. Một bên đồng ý, một bên lại cho rằng việc học quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Có nên cho con học trước khi bước vào lớp 1 là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Một bên ủng hộ thì cho rằng, việc học sớm giúp con không bị bỡ ngỡ, không bị tụt lại so với bạn bè. Bên phản đối thì khẳng định, nếu cho con học trước con dễ bị tâm lý chủ quan, không tập trung và hứng thú với bài học trên lớp vì đã biết hết rồi.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những đứa trẻ bị ép đi học trước khi vào lớp 1 sẽ có kết quả học năm đầu tốt hơn các bạn không được học chữ trước. Nhưng khi sáng đến lớp 2, những lợi thế này không còn nữa. Trẻ còn hình thành thói quen học thụ động, không có hứng thú trong học tập. Đến năm lớp 3, mọi thứ càng tồi tệ hơn vì trẻ thường xuyên mất tập trung, mất hứng thú đi học.

Một giáo viên Tiểu học từng khẳng định, việc cho trẻ học thông viết thạo trước khi vào lớp 1 là điều không nên bởi điều này làm giảm hứng thú học hành của trẻ khi vào lớp 1. Trẻ cũng không tập trung như các bạn cùng tuổi.

co-nen-de-tre-doc-thong-viet-thao-truoc-khi-vao-lop-1-3

Tuy nhiên, phụ huynh có thể giúp con hiểu khái niệm, làm quen với sách vở, cho con nhận biết các chữ cái trước để sau này việc học đỡ căng thẳng hơn. Cha mẹ không nên quá lo lắng con vào lớp 1 sẽ chậm hơn các bạn bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Cần cho con học trước, nhưng là học kỹ năng

Trước khi vào lớp 1, cha mẹ có thể cho con học các kỹ năng giao tiếp, học cách trải nghiệm, khám phá kiến thức và cuộc sống xung quanh, giúp con hình thành những thói quen tốt. Thay vì ép con học những kiến thức khô khan, học chữ, học số, cha mẹ hãy thỏa sức cho con vui chơi và làm mọi thứ theo sở thích của mình.

Ngoài ra, cha mẹ chính là người hiểu nhất năng lực của con mình tới đâu. Với những đứa trẻ nhanh nhạy, nhận thức tốt thì không cần phải cho con học trước quá nhiều.

Những trẻ như vậy chỉ cần học kỹ năng phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp với những người bạn mới, với cô giáo mới cũng như cách hòa nhập với môi trường lớp 1.

Quảng cáo

Ngược lại, với những đứa trẻ nhận thức chưa được nhanh nhạy, bố mẹ có thể nhẹ nhàng tiếp cận, phối hợp với các giáo viên mầm non để dạy con những bài thơ, bài hát. Cha mẹ cần kiên trì, dành nhiều thời gian giúp con chuẩn bị tâm lý tốt nhất để bước vào lớp 1. 

Không nên làm hộ việc của thầy cô

Hầu hết các bậc cha mẹ đều áp đặt tiêu chuẩn “con nhà người ta” vào con mình. Thực tế như đã nói ở trên, với những trẻ nhanh nhẹn, đã sẵn sàng cho việc học thì cha mẹ có thể cho con làm quen với con số, bảng chữ cái thông qua những trò chơi nhẹ nhàng, đừng ép con phải học hành nghiêm túc.

co-nen-de-tre-doc-thong-viet-thao-truoc-khi-vao-lop-1-2

Khi trẻ chuyển từ mầm non sang tiểu học, quá trình nhận thức của con sẽ từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng, từ việc gắn con chữ, con số với hình ảnh. Hãy giúp các con học gắn liền với chơi, đừng để trẻ cảm thấy sợ hãi, áp lực.

Chưa kể, ở lứa tuổi này, trẻ thường ham tìm tòi, khám phá nên được đi học trước khi vào lớp 1 cũng chỉ là nhận thức thụ động, chưa phải bài dạy của giáo viên trên lớp. Mỗi trang sách giáo khoa bố mẹ mở ra chỉ đơn giản là những hình ảnh và chữ cái. Còn với giáo viên, họ sẽ biến nó thành những bài học tương tác trong một tiết học. Các con không chỉ được đọc, viết mà còn học nhóm, chơi trò chơi nên rất nhẹ nhàng. 

Đặc biệt, thầy cô còn uốn nắn giúp các con cách cầm bút, cách làm bài tập… Cha mẹ cứ lo cho con học trước khi con chưa sẵn sàng tiếp nhận chưa hẳn đã hay. Quan trọng là sự chỉ bảo của giáo viên và thái độ sẵn sàng học tập của trẻ sẽ quyết định trẻ có tiến bộ hay không.

Xem thêm: Tiến sĩ Đại học Harvard: Muốn rèn con nên người, cha mẹ nhất định phải đưa con tới 2 nơi này

[ad_2]