[ad_1]

“Tay không bê bát nghèo cả thế hệ, chân rung vai nhún hại ba đời” là câu cổ huấn mà tổ tiên để lại, nó chứa đựng nhiều nguyên tắc sống, phản ánh tu dưỡng, học vấn của một người.

Cổ huấn là những câu do nhân gian sáng tạo ra có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con cháu đời sau. Đồng thời, nó cũng chứa đựng nhiều nguyên tắc sống, giúp cuộc sống, lời nói, việc làm của mọi người trở nên chân thành, lương thiện, cao đẹp….hơn.

Câu cổ huấn “Tay không bê bát nghèo cả thế hệ, chân rung vui nhún hại ba đời” ý chỉ những hành động như tay không nâng hoặc chạm vào bát cơm, rung chân, nhún vai… Đây đều là những hành vi xấu thường thấy ở một số người. Người xưa thường nhìn vào thói quen, cách ăn nói, đi đứng, tư thế ngồi để đánh giá học vấn, tu dưỡng của một người. Ngoài ra, những hành vi này còn quyết định toàn bộ vận may, tài lộc của một đời người.

Tay không bê bát nghèo cả thế hệ có ý nghĩa gì?

Tục ngữ có câu “Ăn cơm bằng miệng, chứ không phải dùng miệng để gắp cơm”. Ý nói rằng, khi ăn cơm cần phải lấy thức ăn đưa vào miệng chứ không phải tùy tiện dùng miệng để ăn. Ăn cơm phải có tư thế của người ăn cơm. Khi ăn, phải đưa đồ ăn vào đến miệng, chứ không phải lúc nào cũng cúi đầu xuống đồ ăn mà ăn.

Tay-khong-be-bat-ngheo-ca-the-he-chan-rung-vai-nhun-hai-ba-doi-1

Cổ nhân thường giáo huấn con cháu rằng: Khi ăn cơm, một tay cầm đũa, còn tay kia cầm bát. Đây cũng là phương cách thể hiện thái độ cảm ơn đối với từng bát cơm, hạt gạo làm ra, thể hiện sự trân trọng sức lao động.

Nếu như một người ăn cơm, một tay cầm đũa, nhưng tay kia không bưng bát cơm thì đôi khi có thể làm đổ bát cơm, thức ăn vung vãi ra bên ngoài. Theo người xưa, tướng ăn này thể hiện sự nghèo khổ cả đời. Bởi vậy mới có câu “Tay không bê bát nghèo cả thế hệ”.

Chân rung nhún vai hại ba đời có ý nghĩa gì?

Quảng cáo

Dân gian có câu “Nam đẩu cùng, nữ đẩu tận”, nếu một người bắt đầu rung chân hoặc nhún vai ngay sau khi ngồi xuống thì người đó thường sống trong tâm trạng bất an. Nếu là nam, người như vậy không dễ đạt được của cải, giàu sang. Còn nếu là nữ hành động như vậy thường không nói năng khiêm tốn, sống phù phiếm nên làm hao tổn phúc khí.

Tay-khong-be-bat-ngheo-ca-the-he-chan-rung-vai-nhun-hai-ba-doi-2

Bởi, người xưa cho rằng, người đàn ông hay rung chân khi ngồi thường tự bằng lòng với cuộc sống của mình, tự mãn với kết quả mà mình đạt được. Người như vậy không có chí tiến thủ cao, khó làm nên nghiệp lớn. Vì trong tướng số, cổ nhân coi người hay rung chân chính là “tiểu nhân đắc chí”, tự cao tự đại, tự huyễn hoặc mình chỉ làm được những việc nhỏ mọn mà thôi.

Ngoài ra, từ tướng học mà nói rung chân là một loại tướng phá tài. Người thường xuyên rung chân sẽ đem vận mệnh, phúc khí của mình rơi rụng hết. Hơn nữa, rung chân còn là thói quen biểu hiện sự bất cẩn, ham chơi vì thế mọi người nên bỏ thói quen này nếu có.

Không chỉ rung chân mà nhún vai cũng là một loại cử chỉ làm tổn tài. Bởi người thích nhún vai luôn giữ cổ thẳng về phía trước, mà bạn nghĩ xem gà cũng luôn vươn cổ kiếm mồi, vì thế trong tướng học mà nói người hay nhún vai thường không dễ sống ổn định, gặp nhiều xui xẻo.

Cổ nhân nói, từ tướng sinh tâm, từ ngoài vào trong. Tất cả những người được giáo dục tốt đều được thể hiện trong cách ứng xử, hành vi hằng ngày của họ. Tác phong là tư thế, là phong thái một một người, đi có cách đi, đứng có cách đứng, ngồi có cách ngồi. Vì thế, muốn có một cuộc sống tốt, một vận mệnh rộng mở thì chúng ta nên điều chỉnh từ hành vi đến lời nói của mình.

Xem thêm: Đạo nghĩa vợ chồng: Muốn dài lâu dùng tâm đừng dùng kế

[ad_2]