[ad_1]

“Có bao nhiêu ngôi sao trên trời”, cậu bé 7 tuổi đã trả lời câu hỏi này như thế nào mà khiến bậc Đại thánh hào như Khổng Tử phải bái làm thầy? Và đứa bé thông minh ấy là ai?

Khổng Tử từng nói: “Trong 3 người đi đường thì ắt có một người là thầy của ta, gặp người tốt thì theo gương, gặp người xấu thì sửa mình”.

Khổng Tử là người sáng lập Nho gia, thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc được xem là thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, gọi là bách gia chư tử. Sau này, khi Hán Vũ Đế đăng cơ, ông đã đề xuất “trục xuất bách gia, độc tôn Nho thuật”. Kể từ đó, Nho gia trở thành xu hướng tư tưởng chủ lưu trong 2000 năm lịch sử của Trung Quốc.

Khổng Tử sở dĩ có địa vị cao như vậy là nhờ vào sự uyên bác và cách làm người của ông. Trong cuốn “sách thời Chiến Quốc” của nhà Tần có ghi chép câu chuyện về cậu bé 7 tuổi đã khiến Khổng Tử bái làm thầy. Vì sao một bậc Thánh nhân được người đời ngưỡng mộ lại từng bái một đứa trẻ 7 tuổi làm thầy?

Câu chuyện “Có bao nhiêu ngôi sao trên trời”

Người xưa kể rằng, khi đứa trẻ này chào đời, bao nhiêu dao kéo cũng không cắt đứt được dây rốn, cuối cùng người mẹ phải dùng cỏ tranh để cắt. Đứa trẻ thần kỳ ấy tên là Hạng Thác.

Hạng Thác từ nhỏ đã là một đứa trẻ thông minh, có tài hùng biện, là một thần đồng được nhiều người biết đến. Một hôm, Khổng Tử dẫn các đệ tử đi về phía đông để thuyết giảng, trên đường đi thì gặp phải Hạng Thác đang lấy cát và đất để đắp một cái thành, chặn đường đi.

Khổng Tử thấy vậy thì tò mò hỏi Hạng Thác: “Cậu bé tại sao khi nhìn thấy xe ngựa lại không nhường đường?”

Hạng Thác đáp: “Từ xưa đến nay chỉ nghe nói xe phải tránh thành chứ chưa từng nghe chuyện ngược lại bao giờ!”

Khổng Tử nghe vậy tươi cười gật đầu khen: “Thật là một đứa trẻ thông minh”.

Co-bao-nhieu-ngoi-sao-tren-troi-cau-be-7-tuoi-khong-tu-bai-lam-thay-3

Vì yêu mến Hạng Thác nên Khổng Tử đã mời Hạng Thác đi cùng mình. Trên đường đi, Hạng Thác chỉ vào một vài cây tùng và cây bách, hỏi Khổng Tử rằng: “Tiên sinh, ngài nghĩ vì sao cây tùng và cây bách không rụng lá vào mùa đông, dù trời lạnh vẫn 4 mùa tươi tốt?”

Khổng Tử trả lời: “Đó là vì gỗ cây tùng là loại gỗ cứng rắn, không xốp, chịu được giá rét nên thường xanh!”

Hạng Thác hỏi vặn lại: “Vậy thì cây tre kia rỗng ruột làm sao có thể xanh tươi quanh năm được?”

Một người học thức uyên bác như Khổng Tử lại bị câu hỏi của cậu bé này làm khó.

Quảng cáo

Khi đến sông Hộ Thành, thấy một một đàn ngỗng trắng đang nhảy xuống sông, Hạng Thác nghiêng đầu hỏi Khổng Tử: “Tiên sinh, tại sao ngỗng có thể kêu to như vậy?”

Khổng Tử cười nói: “Đó là vì ngỗng có cổ dài nên nó mới có thể kêu to như vậy!”

Hạng Thác nghe xong lại vặn hỏi: “Thế con ếch ở dưới ruộng, cóc ở trong giếng, chúng có cổ dài đâu mà tiếng kêu của chúng không thua gì ngỗng trắng.”

Khổng Tử nghe xong không trả lời được. Lúc này, Tử Lộ ở bên cạnh không thể chịu đựng được nữa nên nói với Hạng Thác: “Cậu thường theo cha xuống ruộng cuốc đất. Cậu thông minh thế này chắc cậu biết mỗi ngày cha cậu phải đào bao nhiêu nhát cuốc chứ?”

Hạng Thác trả lời: “Đương nhiên cháu biết số lần cuốc đất mỗi ngày của cha cháu. Tiên sinh mỗi lần đi lại bằng xe ngựa chắc hẳn cũng biết chân ngựa phải nhấc lên bao nhiêu lần trong ngày.”

Câu trả lời thông minh của Hạng Thác khiến Khổng Tử cười ha hả, trong lòng lại càng thêm yêu mến cậu bé thông minh này. Vì muốn kiểm tra cậu nên Khổng Tử tìm một chủ đề khó hơn, vừa hay đã xế chiều, trên trời xuất hiện một vài ngôi sao, Khổng Tử hỏi: “Có bao nhiêu ngôi sao trên trời, có bao nhiêu ngũ cốc dưới đất?’

Hạng Thác nghe xong chẳng cần suy nghĩ mà đáp lại ngay: “Ngôi sao trên trời có một ngày một đêm, ngũ cốc dưới đây là một năm một vụ”.

Co-bao-nhieu-ngoi-sao-tren-troi-cau-be-7-tuoi-khong-tu-bai-lam-thay-2

Khổng Tử vô cùng kinh ngạc khi nghe câu trả lời của Hạng Thác với câu hỏi của mình. Ông hết sức ngạc nhiên khi một cậu bé 7 tuổi lại có tư duy nhanh nhẹn như vậy, quả thật là một thần đồng.

Hạng Thác không chỉ có tài hùng biện, không kiêu ngạo, lại càng không tự ti trước một bậc Thánh nhân nổi danh thiên hạ như Khổng Tử. Cậu bé vẫn can đảm chất vấn, can đảm phản bác. Có thể nói, Khổng Tử bị choáng ngợp trước trí tuệ và lòng dũng cảm của Hạng Thác. Vì thế, Khổng Tử đã ra một quyết định khiến người đời vô cùng kinh ngạc, ông kết bạn vong niên với Hạng Thác và bái cậu làm thầy.

Bài học từ câu chuyện “Có bao nhiêu ngôi sao trên trời” của Khổng Tử

Thừa nhận sự thiếu hiểu biết của bản thân, rút kinh nghiệm và học hỏi từ người khác để lĩnh hội và học tập là phẩm chất cao quý của một bậc thánh nhân. Họ không ngại ngần, càng không xấu hổ khi phải hỏi người thấy kém cũng như xin lời khuyên từ người khác. Đó là thái độ học tập mà chúng ta cần phải noi gương.

Khổng Tử sở dĩ có thể dẫn dắt văn hóa Nho gia phát triển hưng thịnh như vậy chính là nhờ và trí tuệ và cách làm người của mình. Càng tìm hiểu về ông, chúng ta lại càng đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học quý báu không chỉ về kiến thức mà còn về cách đối nhân xử thế ở đời.

Xem thêm: Bậc thánh nhân không trị bệnh đã phát mà trị bệnh chưa phát

[ad_2]