[ad_1]

Chuyên gia Yuanta: “Đừng bỏ hết trứng vào một rổ, hãy đa dạng hóa danh mục, không chỉ cổ phiếu”

Đó là chia sẻ của ông Mathew Smith, Giám đốc nghiên cứu Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) về chiến lược phân bổ tài sản và đầu tư hiệu quả trong năm 2022.

Chuyên gia Yuanta: “Đừng bỏ hết trứng vào một rổ, hãy đa dạng hóa danh mục, không chỉ cổ phiếu”

Hội thảo “Thị trường chứng khoán 2022 – Chiến lược phân bổ tài sản và đầu tư hiệu quả” do Yuanta tổ chức sáng ngày 18/12

Đừng bỏ hết trứng vào một rổ trong 2022

Theo ông Mathew Smith, Giám đốc nghiên cứu YSVN, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng. Tuy nhiên, ông nhận thấy vẫn đang có những tín hiệu đi lên trong 2022. Lạm phát sẽ là câu chuyện được nói nhiều trong 2022. Ông Mathew khuyên nhà đầu tư nên vẫn nên ưu tiên mua các loại tài sản như cổ phiếu và bất động sản.

Việc Fed tăng lãi suất là chưa chắc chắn và dự báo không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Vị chuyên gia đánh giá nếu điều này xảy ra mạnh mẽ thì sẽ tác động đầu tiên đến tình hình tài chính – ngân hàng. Đồng VNĐ có thể mất giá 1-2% so với USD, theo đó tác động đến chính sách thắt chặt lãi suất và gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Rõ hơn về câu chuyện lạm phát, Tiến sĩ Yen, Chen – Hui, Giám đốc chiến lược Yuanta Investment Consulting, Đài Loan cho biết lạm phát vẫn sẽ cao trong 2022, do những xáo trộn về chuỗi cung ứng, yếu tố hạ tầng. Ông Yen khuyên nhà đầu tư hãy bình tĩnh trước lạm phát, đừng lo về suy thoái.

“Hãy đầu tư vào các công ty có khả năng tạo ra dòng tiền mạnh, ổn định. Quan trọng là chúng ta hãy kiếm được nhiều tiền hơn”, ông Yen nói thêm.

Về loại hình tiền điện tử (đại diện là Bitcoin), các chuyên gia đánh giá đây là kênh cực kỳ biến động, mang tính đầu cơ cao và rủi ro lớn. Điều này do giao dịch tiền điện tử đều là ẩn danh, chưa có tính hợp pháp và liên quan đến vấn đề né thuế. Ở một số khu vực trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu thì đang có xu hướng cấm loại hình này. Đa phần người tham gia mua bán tiền điện tử đều là nhà đầu cơ. Trong khi đó, số lượng tiền điện tử phát hành mới liên tục mạnh theo thời gian. Nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng nếu tham gia loại hình này. “Số lượng tiền điện tử có thể nói là đang nhiều như sao trên dải ngân hà vậy”, ông Smith ví von.

Chứng khoán sẽ phân hóa trong 2022, nhà đầu tư F0 cần “bươn chải” nhiều hơn so với 2021

Thị trường chứng khoán 2021 đã chứng kiến làn sóng nhà đầu tư mới (gọi là các nhà đầu tư F0) cao kỷ lục. Chỉ trong tháng 11/2021, số lượng tài khoản mớ mới đã cao hơn cả năm 2019. Tổng số lượng tài khoản giao dịch lũy kế 11 tháng năm 2021 đã vượt 4 triệu tài khoản, tức hơn 4% dân số Việt Nam. Làn sóng này dự báo còn tiếp tục lan tỏa sang 2022.

Chuyên gia Yuanta: “Đừng bỏ hết trứng vào một rổ, hãy đa dạng hóa danh mục, không chỉ cổ phiếu”

Số tài khoản mở mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2020. nguồn: VSD

Theo Tiến sĩ Yen, 2022 là năm kinh tế quay trở lại bình thường, chính sách tiền tệ sẽ siết chặt hơn trước. Khi đó ở thị trường chứng khoán sẽ có sự phân hóa, không phải cổ phiếu nào cũng “dễ” tăng giá như 2021.

Vậy nên, nhà đầu tư F0 cần phải có góc nhìn dài hạn, ưu tiên vào các yếu tố cơ bản, tăng trưởng, định giá… Cùng với đó, phải xác định được cổ phiếu nào đang giảm giá do yếu tố kỹ thuật hay không. Nhà đầu tư được khuyên theo dõi sát các yếu tố chính sách tiền tệ, chuỗi cung ứng, chỉ số USD,…

F0 cũng không nên “chạy theo” khối ngoại trong 2022. Điều này được lý giải bởi nhà đầu tư nước ngoài thường không nghiên cứu quá kỹ vào thị trường Việt Nam, họ thường chỉ rót tiền vào cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn.

Nói về câu chuyện bán ròng liên tiếp trong 2 năm trở lại đây, ông Yen chỉ ra khối ngoại còn bán ròng ở thị trường Đài Loan cao gấp 100 lần Việt Nam. Mục đích của họ là tái cân bằng tài chính, bởi lẽ ở mỗi quốc gia, khối ngoại có tỷ lệ nắm giữ nhất định và khi một thị trường nào đó tăng vượt tỷ trọng thì họ sẽ bán bớt. Nhà đầu tư chỉ nên lo lắng khi khối ngoại bán ra cổ phiếu lúc thị trường đang đi xuống.

Ngân hàng duy trì triển vọng ở mức ổn định

Tình hình đầu tư công dự báo tiếp tục được triển khai mạnh trong năm 2022. Theo ông Mathew, điều này không chỉ có lợi cho cổ phiếu hay bất động sản mà ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Nhà đầu tư nên quan tâm đến các doanh nghiệp hưởng lợi từ câu chuyện này, trong đó có ngành bất động sản, bao gồm bất động sản công nghiệp.

Đối với ngân hàng – ngành xương sống của nền kinh tế, vị chuyên gia đánh giá triển vọng ở mức trung lập. Các nhà băng vẫn chưa giải quyết được vấn đề thất thoát tài sản. Phía Yuanta nhận thấy vấn đề tỷ lệ nợ xấu trong nửa đầu năm 2021, nhưng vẫn còn các vấn đề khác. Theo dự báo, khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất trong 2022. Vị chuyên gia lưu ý rằng các nhận định này dựa trên giả thuyết Việt Nam không bị cách ly giãn cách xã hội như trước.

Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn sẽ phát triển kinh doanh bảo hiểm, vốn bị ảnh hưởng trong 2021. Về chi phí dành cho việc số hóa, các khoản chi phí này được đánh giá sẽ phát sinh nhiều hơn song không quá đáng kể so với doanh thu, mức lợi nhuận theo đó vẫn được giữ vững.

Duy Na

[ad_2]