[ad_1]

Theo các chuyên gia, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của khu vực công dựa trên bộ chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo là cần thết để tạo ra các tác động lan tỏa tới nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều vấn đề cần lưu ý…

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

Chia sẻ tại Hội thảo tham vấn khung Chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức ngày 3/8, các chuyên gia thống nhất rằng đổi mới sáng tạo trong khu vực công là chìa khóa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

MANG TỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

Theo ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc NIC, đổi mới sáng tạo về cơ bản là một quá trình chuyển ý tưởng, tri thức thành một kết quả cụ thể như sản phẩm, quy trình… để mang lại lợi ích gia tăng cho kinh tế – xã hội.

Đối với khu vực công, đổi mới sáng tạo hướng đến kết quả công tốt hơn thông qua hiệu quả, hiệu suất và sự thoả mãn của người sử dụng.

Nghiên cứu cho thấy, đổi mới sáng tạo mang đến những tác động tích cực, như đóng góp tới 95% đối với mức độ cạnh tranh của nền kinh tế; 91% đối với nền kinh tế xanh; 88% trong các công việc mới; 86% đối với quan hệ hợp tác; 87% với việc mang lại giá trị cho toàn xã hội. Động lực của đổi mới sáng tạo mang lại đó là, 66% giá trị đổi mới sáng tạo sẽ tác động đến cuộc sống người dân; 65% trường học và viện nghiên cứu sẽ tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo; 62% bằng độc quyền sáng chế sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo…

“Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo trong khu vực công lại có sự khác biệt”, ông Võ Xuân Hoài nói.

Đó là, khu vực công hoạt động theo logic chính trị và tiến hành các hoạt động được tài trợ từ ngân sách, nhằm tạo ra hàng hoá công được xác định về mặt chính trị hoặc phục vụ nhu cầu của công dân.

“Các động lực chính của đổi mới sáng tạo trong khu vực công là sự lan toả phi lợi nhận của đổi mới, cộng tác, ra quyết định chính trị, sáng kiến của nhân viên và nhu cầu của người dân. Trong khi đó, đối với khu vực doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh và tạo lợi nhuận, nên tuân theo logic thị trường”, ông Võ Xuân Hoài cho biết.

Dự kiến khung thời gian xây dựng Bộ chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.Dự kiến khung thời gian xây dựng Bộ chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, việc đổi mới sáng tạo là cần thiết ở cả khu vực tư và khu vực công, trong đó với đối khu vực công, đổi mới sáng tạo sẽ tạo cơ hội để khu vực công dẫn dắt, định hướng khu vực tư phát triển và gia tăng sự đóng góp vào nền kinh tế.

XÂY DỰNG KHUNG ĐO LƯỜNG

Với những ý nghĩa như trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng khung đo lường đổi mới sáng tạo cho khu vực công nhằm đánh giá động lực, rào cản và kết quả của hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công.

“Dưới sự hỗ trợ của UNDP, NIC cũng đang xây dựng khung chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo cho khu vực công tại Việt Nam”, TS. Phạm Thị Thu Trang, chuyên gia NIC cho biết.

Theo đó, mục đích của Bộ chỉ số tập trung vào 4 vấn đề.

Thứ nhất, cung cấp cái nhìn tổng quan trong việc hình thành khái niệm và đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công.

Thứ hai, đo lường năng lực đổi mới sáng tạo tổ chức công lập trong khu vực công.

Thứ ba, giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được các mức độ đổi mới và động lực khác nhau trong các bộ phận khác nhau của cơ quan, tổ chức trong khu vực công.

Thứ tư, làm căn cứ giúp cơ quan, tổ chức có giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Dù đồng tình với việc xây dựng bộ chỉ số song nhiều chuyên gia cho rằng NIC cần lưu ý tới nhiều vấn đề trong quá trình xây dựng các tiêu chí.

Ông Phạm Quang Ngọc, Giảng viên Trường Quản trị kinh doanh và công nghệ FSB bày tỏ băn khoăn về sự “phóng đại” chỉ số.

“Tôi rất sợ vấn đề phóng đại chỉ số, câu trả lời có lợi cho cơ quan. Ngoài ra, cần lường trước phản ứng của các địa phương đối với bộ chỉ số này, đặc biệt là sau khi công bố, có thể dẫn tới sự so sánh và phản đối kết quả, ví dụ tỉnh A tại sao lại đứng thứ hạng thấp hơn tỉnh A, B? Do đó, cần tính toán độ chính xác của bộ chỉ số, xác định mục tiêu cụ thể cho các cấp”.

Còn theo ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp – Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF – Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cần tính toán các trọng số của các tiêu chí theo khu vực hành chính công và sự nghiệp công.

“Khu vực hành chính công có nguyên tắc tuân thủ cao hơn trong khi sự nghiệp công thì có độ mở cao hơn, như NIC, có dư địa cho đổi mới sáng tạo. Do vậy, việc đánh giá riêng rẽ hai khu vực sẽ cho bức tranh rõ hơn về hiệu quả của từng khu vực”, ông Thắng nêu ý kiến.

Ngoài ra, vị chuyên gia NCIF cũng lưu ý rằng thể chế hiện là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo. “Vậy chúng ta có cơ chế bảo vệ những người dám đổi mới hay không?”, ông Thắng đặt câu hỏi.

 

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công, Việt Nam đã ban hành mộ loạt các cơ chế, chính sách

– Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

– Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

– Đặc biệt, gần đây nhất là Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 ban hành Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030…

#box1659539812852{background-color:#b1d2b4}

Nguồn: https://vneconomy.vn/chung-ta-co-co-che-bao-ve-nhung-nguoi-dam-doi-moi-sang-tao.htm

[ad_2]