[ad_1]

Chu Nguyên Chương suốt đời sát phạt quả quyết không nương tay, tại sao chỉ sợ hai người này?
Chu Nguyen Chuong. Nguồn ảnh: setn.com

Trong tất cả các vị hoàng đế khai quốc thì Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là người có xuất thân thấp kém nhất. Chu Nguyên Chương từng là một đứa trẻ chăn trâu, đã từng làm hòa thượng thậm chí còn làm cả ăn mày.

Trong cuộc loạn lạc cuối thời Nguyên, Chu Nguyên Chương đã từ giai cấp thấp nhất trong xã hội từng bước bước lên ngôi cửu ngũ chí tôn, khiến người đời thán phục.

Ông cai trị Minh triều từ năm 1368 đến năm 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ Chi Trị.

Bởi vì ông xuất thân nghèo đói, cho nên bản thân Chu Nguyên Chương cực kỳ căm ghét bọn quan lại tham ô. Ông đã đặt ra quy định quan lại nào tham ô trên 30 lượng đều lăng trì xử tử.

Ông cũng làm mất lòng tin hầu hết những người anh em đã từng vào sinh ra tử với mình, về cơ bản là giết tất cả những gì có thể giết được.

Tuy nhiên, kẻ máu lạnh và tàn nhẫn như vậy lại không dám khiêu khích hai loại người này, không những vậy mà còn đối xử với họ rất tốt. Đó là hai loại người nào?

Thứ nhất là đầu bếp

Có một hôm, Chu Nguyên Chương nhận được mật báo từ Tần vương phủ nói rằng Tần vương Chu Sảng trên đường tức giận, dùng roi đánh đầu bếp vì một chuyện vặt vãnh, Chu Nguyên Chương lập tức viết sắc dụ, sai người lập tức mang đến cho Tần vương.

Trong thư, Chu Nguyên Chương nghiêm túc cảnh cáo Chu Sảng rằng: “Thiện, lập mệnh dã, phi thao thiện kỳ sự giả bất đắc kỳ tinh…tương thao thiện giả thị dĩ tầm thường, thị bất khả dã…nhược tần gia chùy sở, bất trắc chi họa, khủng sinh vu thử”.

(Dịch nghĩa: Ăn cơm là để sống, nếu không có kẻ nấu cơm thì những người làm việc khác cũng khó làm… không thể coi người đầu bếp nấu cơm là kẻ tầm thường được… nếu cứ nhiều lần dùng roi đánh như thế, e là sẽ gây họa khó lường, tính mạng cũng chỉ đến đó mà thôi…).

Theo quan điểm của Chu Nguyên Chương, hậu quả của việc trừng phạt đầu bếp là vô cùng nghiêm trọng.

Vì suy cho cùng, đầu bếp cũng là người làm cơm cho ta ăn, nếu như họ thật sự sinh lòng oán hận, sẽ nhân cơ hội hạ độc trong thức ăn, đến lúc ấy cho dù có đem chín đời nhà tên đầu bếp đi chém cũng chẳng thể lấy lại mạng của mình, cho nên dù có như thế nào, thì cũng nhất định phải đối xử tốt với đầu bếp của bản thân.

Những lời nhận xét của Chu Nguyên Chương xét cho cùng thực sự có ý nghĩa. Chu Nguyên Chương mặc dù nắm cả thiên hạ, nhưng lại e ngại tiểu nhân vật này.

Thứ hai là thợ cắt tóc

Ngoài đầu bếp, Chu Nguyên Chương cũng không dám xúc phạm một loại người, đó là người thợ cắt tóc.

Lý do rất đơn giản, ngoại trừ những thị vệ trong thâm cung, chỉ có tiết công mới dám “dùng dao” trong thâm cung (tiết công là chỉ người thợ cắt tóc).

Con dao xẹt qua xẹt lại xoay tròn trên đầu, lúc thay râu thì con dao đã ở trong cổ họng lúc nào không biết, vì vậy vì cái đầu của chính mình, Chu Nguyên Chương chưa bao giờ nặng lời với người thợ cắt tóc, và phần thưởng đối với họ cũng rất lớn.

Cũng chính bởi những lí do này, Từ Hưng Tổ cùng Tỉnh Tuyền – hai vị đầu bếp hầu hạ Chu Nguyên Chương đều được thăng lên làm Quang Lộc Tự Khanh, còn Đỗ An Đạo, Hồng Thượng Quan – thợ cắt tóc của Chu Nguyên Chương cũng làm đến chức Thái Thường Tự Khanh, đây đều là những chức quan tam phẩm, là cận thần thân tín của Hoàng đế. Đây cũng chính là thể hiện trí tuệ tuyệt vời của Chu Nguyên Chương.

Đăng Dũng biên dịch

Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)

Xem thêm

[ad_2]