[ad_1]
Thời tiết ngày càng lạnh, nhiều loại cây đã khô héo, bước vào thời kỳ ngủ đông, nhưng vẫn có nhiều loại cây chịu được lạnh và vẫn nở hoa vào thời điểm này, chẳng hạn như lan càng cua. Vì là một trong số ít loại cây có thể nở hoa vào mùa đông, màu sắc lại rực rỡ nên giá trị làm cảnh rất cao.
Nếu bạn là một fan trung thành của lan càng cua và muốn nó phát triển tốt hơn thì bạn phải học cách ghép và trồng nó, vì bộ rễ của lan càng cua rất yếu, nếu không ghép cành thì nó chỉ sống được tối đa 1-2 năm, thậm chí còn ngắn hơn. Ứng cử viên thích hợp để “kết duyên” với lan càng cua chính là xương rồng tai thỏ.
Xương rồng tai thỏ.
Cây xương rồng chịu nhiệt, chịu được khô hạn, lan càng cua ghép trên cây xương rồng sẽ không ngủ đông vào mùa hè mà vẫn có thể nở hoa. Sau khi ghép, tuổi thọ của lan càng cua cũng được kéo dài hơn, có thể sống hơn chục năm, hoa nở rất đẹp.
Phương pháp ghép cây xương rồng với lan càng cua
Để ghép xương rồng với lan càng cua, đầu tiên bạn hãy cắt vài nhánh cây lan càng cua. Dùng dao rạch vài đoạn ngang trên thân cây xương rồng một góc 45 độ, độ sâu khoảng 2-3 cm, nên chọn phần có gai. Lưu ý, trước khi cắt ghép nên khử trùng dao bằng cồn hoặc hơ qua lửa đỏ.
Dùng nhánh lan càng cua đã chuẩn bị cắm vào vết cắt đó. Tiếp theo hãy lấy một mẩu tăm nhỏ hoặc buộc chặt bằng tấm nilon để cố định cây lại, vậy là công việc ghép cành đã hoàn thành.
Sở dĩ phải ghép ở chỗ gai vì nơi này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nơi đâm chồi, điểm sinh trưởng của cây, tỷ lệ sống của cành ghép ở đây là cao nhất và phát triển tốt nhất. Sau khi ghép thành công, hãy đặt ở nơi thoáng khí, sau khoảng 20 ngày cây sẽ ổn định và sớm phát triển.
Khi ghép cành, bạn nên ghép đều hai mặt của cây để tạo sự cân đối, hài hòa. Tuy nhiên không nên có quá nhiều điểm ghép nếu không xương rồng dễ bị chết khô.
Cách chăm sóc hoa lan càng cua ghép vào cây xương rồng
Cây xương rồng có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện khắc nghiệt nên việc trồng và chăm sóc loài cây này không quá khó khăn. Tuy nhiên, để có một chậu cây xương rồng ghép lan càng cua đẹp, phát triển tươi tốt thì bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
– Ánh sáng: Lan càng cua và xương rồng đều là những loại cây ưa sáng, vì vậy bạn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng như ban công, cửa sổ,… thì cây mới có thể phát triển khỏe mạnh được.
– Nước tưới: Cây có khả năng dự trữ và kiểm soát lượng hơi nước thoát ra ngoài nên bạn không cần tưới quá nhiều nước, nếu không sẽ gây ngập úng và chết cây. Mỗi ngày bạn chỉ nên tưới phun sương cho cây một lần hoặc 3 – 4 lần/tuần. Lưu ý lúc mới ghép, không nên tưới vào vết ghép.
– Bón phân: Nên dùng loại phân hữu cơ đã lên men, phân tro để bón cho cây. Nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa, cách 10 ngày nên bón phân 1 lần, tốt nhất là dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp. Tuy nhiên đến mùa thu có thể ngừng hoặc bón ít đạm, chủ yếu bón chủ lân, kali để thúc cây ra hoa.
Ngoài xương rồng lá thỏ, bạn cũng có thể ghép lan càng cua trên gốc cây thanh long. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp ghép này là cây phát triển nhanh hơn, nhưng chỉ có thể hỗ trợ sinh trưởng trong vài năm, càng về sau tốc độ phát triển càng ngày càng chậm.
Ghép lan càng cua với thanh long.
Nguồn: https://eva.vn/cay-canh-vuon/cho-xuong-rong-ket-duyen-voi-lan-cang-cua-lon-no-thanh-thac-hoa-ruc-ro-mot-goc-troi-c283a540981.html
[ad_2]