[ad_1]

Nguồn ảnh: Soha

Vua Thuận Trị – cha ruột Khang Hi vốn không có ý định truyền ngôi cho ông, nhưng nhờ có người này, ông mới thuận lợi đăng cơ. Vậy, đây là ai mà lại có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy?

Thuận Trị – Cận kề cái chết vẫn lao lực vì nước

Hoàng đế Thuận Trị là vị vua thứ 3 của triều đại nhà Thanh (Trung Quốc). Theo những ghi chép trong cuốn “Thanh sử cảo” (1 bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh), vào ngày mùng 2 tháng 2 năm năm 1661, hoàng đế Thuận Trị được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa. Khi ấy, ông chỉ mới 24 tuổi. Thông tin này đã làm cho cả triều đình nhà Thanh phải chấn động.

Từ năm kế vị ngai vàng (năm 1643), sức khỏe của vua Thuận Trị đã không tốt. Căn cứ vào những tài liệu ghi chép của Thái y viện Thanh triều, ông thường xuyên thức đêm phê duyệt tấu chương, bỏ bê ăn uống, lâu ngày sinh bệnh, ho nhiều tới nỗi ra máu. Căn bệnh này ở thời hiện đại được gọi là bệnh lao phổi.

Vào thời nhà Thanh, thuốc kháng sinh vẫn chưa được phát minh. Do đó, người mắc bệnh lao phổi sẽ không có hi vọng được chữa khỏi dứt điểm, cũng không thể sống thọ. Vốn đã có sức đề kháng rất yếu, hơn nữa trong người vua Thuận Trị lại mang sẵn bệnh cũ nên khi nhiễm phải bệnh đậu mùa, sức khỏe của ông đã không thể chống chọi được nữa.

 

Vua Thuận Trị và Hiếu Trang hoàng thái hậu tranh cãi về chuyện chọn người kế vị. (Ảnh: Baidu)

Vua Thuận Trị không thể sống được bao lâu nữa là chuyện rõ ràng rồi nên việc nhanh chóng tìm người kế vị cần được gấp rút thực hiện. Mẹ ruột của ông – Hiếu Trang hoàng thái hậu đã đích thân ra mặt cùng con trai bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên, quan điểm của 2 người lại khác nhau nên trong quá trình bàn bạc đã xảy ra mâu thuẫn.

Theo quan điểm của vua Thuận Trị, ngôi vị phải được truyền cho 1 người đủ lớn và chín chắn. Nhưng khi ấy, con trai lớn tuổi nhất của ông còn chưa đầy 9 tuổi. Do đó, ông đã bỏ ý nghĩ truyền ngôi cho con trai. Và người kế vị mà ông nghĩ đến sau đó là một người anh em cùng dòng tộc tên Ái Tân Giác La Nhạc Thác. Người này là cháu của Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích – người xây dựng “nền móng” cho triều đại nhà Thanh.

Ý kiến trên của vua Thuận Trị đã gặp phải sự phản đối từ thân mẫu ông – Hiếu Trang hoàng thái hậu. Theo hoàng thái hậu, người kế vị sẽ không có ai thích hợp hơn con trai ruột của chính ông. Hai người tranh cãi vấn đề này trong suốt một thời gian dài. Thế nhưng lúc này hoàng đế đã như ngọn nến sắp tắt trước gió nên Hiếu Trang hoàng thái hậu đã nghĩ ra một kế để thuyết phục con trai. Bà đã bí mật triệu kiến 1 người lập tức tiến cung.

Người được hoàng thái hậu triệu kiến ấy chính là 1 giáo sĩ người Đức có tên tiếng Trung là Thang Nhược Vọng. Thang Nhược Vọng vốn là một giáo sĩ thuộc một nhóm Công giáo của Đế quốc La Mã. Vào những năm cuối của triều đại nhà Minh, ông đã đến Trung Quốc. Và tính từ thời điểm đó, ông đã sống tại đất nước này được 47 năm.

Người lật ngược quyết định truyền ngôi của Thuận Trị – giáo sĩ Thang Nhược Vọng. (Ảnh: Baidu)

Sự hiểu biết về văn hóa truyền thống cũng như những thể chế chính trị của người Hán của vị giáo sĩ người Đức này thậm chí còn sâu sắc hơn những quý tộc Mãn Châu (người Mãn: tộc người lập ra nhà Thanh). Do đó, Thang Nhược Vọng đã trở thành một người bạn tâm giao nhận được sự tôn trọng và tin cậy của hoàng đế Thuận Trị.

Hình ảnh vua Khang Hi trên màn ảnh. (Ảnh: Baidu)

Trong giây phút mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc lại gặp được người bạn tâm giao, vua Thuận Trị lập tức đã hỏi ý kiến Thang Nhược Vọng về vấn đề khiến ông khó lòng nhắm mắt xuôi tay nhất lúc bấy giờ: Chọn người kế vị.

Thang Nhược Vọng đã khuyên vua nên chọn hoàng tử thứ 3- Ái Tân Giác La Huyền Diệp (vua Khang Hi sau này) làm người kế vị. Lý do ông đề xuất Huyền Diệp vì: “Đây là vị hoàng tử có thể bình an sống qua đợt dịch bệnh đậu mùa. Do đó, Huyền Diệp chắc chắn có khả năng miễn dịch suốt đời với căn bệnh này. Đây cũng có thể là ý trời.”
Trong giây phút hấp hối, vua Thuận Trị đã không còn sức lực để tiếp tục tranh luận về vấn đề này, hơn nữa hoàng đế nhận thấy đề xuất của Thang Nhược Vọng rất hợp lý. Do đó, trước khi nhắm mắt, ông đã ban bố quyết định cuối cùng với cương vị là hoàng đế Đại Thanh: Lập hoàng tử thứ 3, 9 tuổi, Ái Tân Giác La Huyền Diệp làm hoàng thái tử.

Đồng thời, ông cũng chọn ra những trung thần và giao nhiệm vụ phò tá Huyền Diệp khi đăng cơ. Những người này là: Tác Ni, Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long, Ngao Bái. Lấy năm 1662 (ngay sau năm vua Thuận Trị mất) là năm đăng cơ của hoàng thái tử, lấy hiệu là Khang Hi.

Chính nhờ sự kiên trì của Hiếu Trang hoàng thái hậu và Thang Nhược Vọng, Khang Hi mới có cơ hội được đăng cơ làm hoàng đế và trị vì Đại Thanh trong suốt 61 năm. Do đó, để tưởng nhớ những công sức của Thang Nhược Vọng, vua Khang Hi đã đặc biệt phong ông là “Vinh quang đại sư” (1 danh hiệu vô cùng tôn quý được dùng từ thời nhà Đường đến nhà Thanh).

Nguồn: Danviet

Xem thêm

[ad_2]