[ad_1]
I. Nguồn gốc và đặc điểm cây tùng la hán
1. Nguồn gốc
Cây tùng la hán hay còn gọi là la hán tùng, tùng vạn niên, vạn niên tùng, có tên khoa học là Podocarpus Macrophyllus là một loại cây thân gỗ có tuổi thọ lên đến vài trăm năm. Cây thuộc họ Podocarpaceae (Thông tre), được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản, sau đó được nhân rộng, mang trồng ở nhiều quốc gia Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam…
Hình ảnh cây tùng la hán đẹp phong trần
2. Đặc điểm cây tùng la hán
Tùng la hán là loại cây cảnh thân gỗ lớn, có tuổi thọ lâu năm, chiều cao trung bình từ 5-7m. Cây có thân mọc thẳng đứng, vỏ cây màu nâu, trên thân có nhiều vết xù xì, nứt ngang dọc tạo dáng vẻ cổ điển, phong trần. Mặc dù có ngoại hình gai góc nhưng thân cây rất dẻo, có thể uốn thành nhiều dáng khác nhau. Không chỉ vậy, cây còn có nhiều cành ngang, phân nhánh tạo thành các tầng lá đầy nghệ thuật. Gốc cành càng dài thì tán lá càng rộng. Cây càng cao thì cành sẽ thu ngắn dần tán nhỏ lại.
Lá tùng la hán dạng lá kim, hình kiếm, xen lẫn xoắn ốc với đầu lá nhọn và có gân nổi rõ ở giữa. Cuống lá ngắn, có hai mặt rõ rệt, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Cây thường thay lá 5 năm một lần nên sẽ rất ít khi thấy lá cây già.
Hoa tùng la hán thường nở vào cuối tháng 5, hình xòe nón, màu trắng đục và có sợi. Hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành. Hoa cái có đài to, lá bắc và lá noãn dính vào với nhau.
3. Phân loại
Hiện nay, có 2 loại tùng la hán là tùng la hán lá dài và tùng la hán lá ngắn.
Tùng la hán lá dài
Tùng la hán lá ngắn
4. Quả tùng la hán có ăn được không?
Quả tùng la hán có thể ăn được. Quả tùng la hán có màu đỏ, hình dáng có phần giống tượng la hán khoác áo cà sa. Quả có vị ngọt hơi chua, thơm và giàu dinh dưỡng. Theo các nhà y học Trung Quốc và kinh nghiệm dân gian, quả này có thể ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh huyết áp, gan, thận và thường được thu hoạch vào tháng 11, 12 âm lịch.
II. Một số dáng tùng la hán đẹp nhất
1. Tùng la hán dáng trực
Cây thường mọc thẳng đứng, hình dáng thon dần từ gốc lên đến ngọn. Thế này có ý nghĩa tượng trưng cho sự đầy đủ và sum suê, trường tồn vĩnh cửu.
2. Tùng la hán dáng huyền
Gốc cây nằm trong chậu nhưng thân lại trườn đổ nghiêng xuống đáy chậu. Thế cây này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên trì, bất khuất.
3. Tùng la hán dáng thác đổ
Tạo hình giống như dòng thác đổ từ trên xuống trông vô cùng sinh động. Trong phong thủy, cây tùng la hán dáng thác đổ mang đến sức sống và nguồn sinh khí dồi dào cho gia chủ.
4. Tùng la hán dáng bay
Thân cây khá thẳng và có một độ nghiêng nhất định ở trên cao. Sự kết hợp giữa hình dáng mềm mại và cứng rắn mang ý nghĩa hòa hợp, trồng trong nhà sẽ giúp gia đình luôn hạnh phúc, hòa thuận.
5. Tùng la hán dáng văn nhân
Thân cây uốn lượn với thế khó nhưng cực kỳ đẹp và thu hút.
III. Cây tùng la hán trong phong thuỷ
1. Ý nghĩa tùng la hán
Tùng là giống cây xuất hiện đầu tiên trong bộ Tứ Quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai. Đồng thời, khi gắn với cái tên La Hán, cây đại diện cho những biểu tượng và ý nghĩa tốt đẹp.
Thể hiện ý chí vượt qua nghịch cảnh
Cây xanh tốt quanh năm, tràn đầy sức sống bất kể điều kiện thời tiết thế nào. Hình ảnh đó như một tấm gương về ý chí kiên cường, vươn lên trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, khắc nghiệt đến đâu.
Đại diện cho nghĩa khí quân tử
Cây còn đại diện cho phẩm chất cao cả giống như những bậc chính nhân quân tử. Tùng la hán dáng trực, hiên ngang, cứng cỏi tạo nên khí thế uy nghiêm và vẻ cao sang. Dù trong mưa giông bão tố, cây tùng vẫn thẳng đứng mà không hề xiêu vẹo.
Đại diện cho sức khỏe và trường thọ
Cây tùng la hán còn được gọi là tùng vạn niên. Bởi vì cây có tuổi thọ cao, ít khi thay lá nên nó còn mang ý nghĩa tốt về sức khỏe, tuổi thọ. Người ta thường dùng cây tùng này làm quà tặng cho những người cao tuổi vào các dịp mừng thọ, thay cho lời chúc sức khỏe và trường thọ.
Là cây của nhà Phật
Tùng la hán được xem là một loại cây của nhà Phật. Quả tùng giống như tượng La Hán ngồi dưới cây tùng, tiêu biểu như tượng Phật Di Lặc ngồi gốc tùng,… rất ý nghĩa và linh thiêng.
Xua đuổi tà ma
Xét về mặt phong thủy hay tâm linh, tùng la hán đều mang ý nghĩa rất lớn. Người ta tin rằng, trồng cây trong nhà sẽ giúp ngôi nhà trở nên thanh tịnh, ngăn chặn và diệt trừ tà ma, âm khí.
2. Cây tùng la hán hợp mệnh gì?
Tùng la hán là loại cây thân gỗ nên sẽ hợp với những người mang mệnh Thủy vì thủy là nước, sẽ giúp cho gỗ ngày càng phát triển hơn. Người mang mệnh Thủy trồng cây tùng la hán sẽ thu hút nhiều sự may mắn và thành công.
Ngoài ra, theo Ngũ hành, Thủy sinh Kim nên cây cũng hợp với người mệnh Kim, giúp cho người mệnh này gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
IV. Cách uốn tùng la hán
Tùng la hán là loại cây bonsai cực đẹp, có thể uốn và tạo thế cây phong thủy nên được nhiều người yêu thích. Để uốn đúng cách, hợp thẩm mỹ, bạn nên tham khảo một số kỹ thuật cơ bản sau:
1. Cắt tỉa cành lá
Dùng các dụng cụ chuyên dụng để cắt tỉa cây, loại bỏ hết cành, chồi, lá thừa hay dị dạng. Nên tỉa hầu hết lá trên cây để không làm ảnh hưởng đến quá trình uốn nhưng cũng không được cắt quá trụi, cây sẽ không đủ lá để thực hiện quá trình quang hợp.
2. Bấm ngọn cho cây
Khi cây còn nhỏ, đang trong quá trình phát triển sẽ ra nhiều đọt non. Tuy nhiên, không phải đọt nào cũng đẹp, hợp thẩm mỹ nên có thể bấm những đọt mọc lệch, mọc vượt, sai vị trí.
Chú ý: Nếu cây không có đọt non nghĩa là sự phát triển của cây không tốt. Khi đó, bạn cần chú ý chăm sóc để cây khỏe mạnh hơn, ra được đọt non rồi mới tiến hành uốn.
3. Uốn cây tùng la hán
Chuẩn bị dây thép dày khoảng 1,5mm để buộc, cố định cây.
Tiến hành buộc tuần tự từ những cảnh nhỏ trước rồi mới đến cành to. Không nên buộc quá chặt để không làm tổn thương đến vỏ cây nhưng cũng không buộc quá lỏng, sẽ dễ bị hỏng dáng, khiến cây phát triển không như ý muốn ban đầu.
Cuối cùng, uốn để tạo thế, dáng và cố định cây tùng vạn niên. Chú ý đến lực tay khi uốn cành, tránh làm gãy hay thương tổn đến cây.
Sau khi uốn, chăm sóc cây như bình thường. Khi cây đạt đến một ngưỡng nhất định, phải nới lỏng dây để cây tiếp tục phát triển.
Tiêu chuẩn cây tùng la hán có dáng đẹp là cành lá phải hướng lên trời, lá tùng ngửa, giãn cách đều quanh thân, các tầng tán đều có điều kiện tiếp xúc với mặt trời tốt nhất.
V. Cây tùng la hán giá bao nhiêu?
Giá cây giống tùng la hán tương đối rẻ, chỉ khoảng 40.000-70.000 đồng/cây con có chiều cao dưới 50cm.
Tuy nhiên, khách hàng thường thích mua những cây to lớn, lâu năm, đã tạo dáng và những cây cổ thụ. Giá bán cụ thể sẽ dựa theo kích thước, hình dáng và độ tuổi của cây. Có những cây chỉ vài triệu đồng/cây nhưng có những cây lên đến hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ.
Dưới đây là một số giá cây tham khảo:
– Giá tùng la hán mini để bàn: 150.000-600.000 đồng.
– Giá tùng la hán loại lớn: 7.000.000-15.000.000 đồng.
– Giá tùng la hán Nhật: 80.000.000-1.000.000.000 đồng.
– Giá tùng la hán Đài Loan: 5.000.000-50.000.000 đồng.
Hình ảnh đẹp về cây tùng la hán
Cây tùng la hán kim cương
Cây tùng la hán Nhật Bản
Cây tùng la hán mini
Nguồn: https://eva.vn/cay-canh-vuon/cay-tung-la-han-co-y-nghia-gi-va-cach-tao-dang-dep-nhat-c283a526326.html
[ad_2]