[ad_1]

Câu nói: “Giàu không quá ba đời” là gì? Nửa câu sau điểm báo cho những gia đình hưng thịnh
Ảnh: Soundofhope

Tại sao lại nói: “Giàu không thể quá ba đời”. Vậy vì sao một gia đình có thể nghèo nhiều đời, nhưng lại thường không thể giàu có quá ba đời? Vì cái gì mà giàu có không được kéo dài mãi?

Điều này thực sự liên quan đến hai yếu tố, một là ở thời cổ đại, trong xã hội nông nghiệp, của cải quan trọng nhất là đất đai, tuy nhiên, đồng thời, chủ sở hữu của những mảnh đất này cần phải được chia cho những người thừa kế.

Thời đó, người giàu thường có nhiều, nếu thế hệ địa chủ thứ nhất có 1.000m2 ruộng đất và có 10 người con trai cùng một lúc, thì đến thế hệ thứ hai chỉ có 100m2 và đến thế hệ thứ ba chỉ còn có 10m2. Vì vậy nói phú quý không quá ba đời hoàn toàn là theo quan điểm phân chia tài sản.

Ngoài ra, do con nhà phú quý được sinh ra trong môi trường tương đối tốt nên từ nhỏ đã sống vô cùng sung túc, không gặp quá nhiều trở ngại, khó có thể rèn luyện khả năng này để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thực tế.

Khó giải quyết là vậy, nhưng trong cuộc sống thực tế lại có muôn vàn vấn đề không như ý có thể xảy ra, vì vậy, sau khi thế hệ cũ có năng lực ra đi, nếu những người thừa kế này không có uy đức tương xứng thì khó giữ được tài sản thừa kế.

Vào thời nhà Hán bên Trung Hoa có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều là thuộc giai tầng quý tộc hoặc là Hoàng thân quốc thích chứ người bình dân là không có tư cách. Họ từ nhỏ đã được phong đất, có sản nghiệp lớn, nắm rõ tri thức, được mọi người nể trọng, nắm những chức vụ cao trong xã hội…

Ở thời nhà Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt.

Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông. Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi: “Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”

Vị quan lớn này nói: “Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời. Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh”.

Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy, dưỡng thành thói quen hưởng thụ. Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi”.

Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu”.

Nhưng trên thực tế, sau “phú quý không quá ba đời”, vẫn còn một nửa thực chất thứ hai, tức là “đạo lý truyền đến mười đời”, thường khó truyền lại cho các thế hệ thứ tư, nhưng nếu đó là “đạo đức” được truyền lại cho các thế hệ mai sau, thì truyền thống gia đình có thể được duy trì tốt cho đến thế hệ thứ mười.

Cái gọi là “đạo đức” ở đây cũng dễ hiểu, thứ nhất là tích đức, làm việc thiện, nghĩa là cần phải làm việc thiện, theo quan điểm đạo đức thì cần phải giúp đỡ người khác, nhưng từ quan điểm kinh tế thực tế, có thể thay đổi vận mệnh của gia đình, vì vậy mọi người thích đăng trên câu đối: “Nhân hiếu thanh liêm; Gia quốc thiên hạ” ý nói người tích thiện ắt có thừa.

Thứ hai là phải siêng năng và cần kiệm, tức là làm việc gì cũng cần phải rất siêng năng, nếu sân nhà cỏ dại mọc um tùm là điềm sa sút, đồng thời cần phải được cắt tỉa gọn gẽ cây cối. Tiết kiệm, nghĩa là không nên xa hoa, lãng phí, nhiều gia đình sa sút, cá nhân thoái hóa là do không biết trồng cây cần cù, tiết kiệm.

Lại có nghĩa là làm ruộng và nghiên cứu gia truyền, nếu chăm chỉ, chịu khó học hành thì tự nhiên sẽ có thể nổi danh, rồi đến “nhân từ, hiếu, liêm”, “tề gia, trị quốc”. đạt được thành tựu nhất định vẫn không quên ý hướng ban đầu của mình, phải nhớ làm những việc thiết thực, làm việc thiện, lưu truyền truyền thống dòng họ này, không để con cháu suy tàn.

Người xưa nói “Giàu có không quá ba đời nhưng đạo lý có thể truyền mười đời”, điều này có vẻ hơi cường điệu, nhưng thực ra, đó cũng là kinh nghiệm và trí tuệ được tích lũy từ kinh nghiệm sống và hành nghề lâu đời, vẫn có những điều nhất định, câu nói này cũng có ý nghĩa tham khảo. Bạn nghĩ gì về điều này?

Có câu: “Vương hầu tương tương, trữ hữu chủng hồ”, có ý khuyên răn mọi người rằng: Là Vương Hầu cũng vậy đều không phải trời sinh đã có địa vị cao quý, là người bình thường nhưng biết cố gắng, làm nhiều việc thiện, tích được đại đức thì cũng có thể thay đổi được vận mệnh. Ngược lại, người mà trời sinh đã giàu có sung sướng nhưng nếu chỉ biết phóng túng bản thân, khi hưởng hết phúc rồi thì cũng trở nên nghèo khổ.

Cho nên, cổ nhân cũng dạy rằng: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến.

Từ Thanh biên dịch
Theo Sohu

Xem thêm

[ad_2]