[ad_1]

(Dân trí) – Sau khi được điều chỉnh đầu tư, cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ dài 40,2km, 4 làn xe cần nguồn vốn khoảng 7.800 tỷ đồng, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với quy mô ban đầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây có báo cáo phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai gửi Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo này có một số nội dung về khó khăn của dự án như khó khăn về nguồn vốn, dừng thi công dự án để triển khai các thủ tục liên quan, xử lý các hợp đồng đã ký với nhà thầu.

Đầu tư cao tốc hoàn chỉnh dài 40,2km với 4 làn xe, vốn tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, liên quan tới khó khăn về nguồn vốn, theo suất vốn đầu tư xây dựng ban hành tại Quyết định số 610 ngày 13/7/2022 của Bộ Xây dựng thì tổng mức đầu tư cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe, dài 40,2 km ước tính là khoảng 7.800 tỷ đồng. Số này tăng thêm 4.087 tỷ đồng.

Theo quy định tại Luật Đầu tư công, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công là quyết định chủ trương đầu tư khi chưa xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ: Điều chỉnh đầu tư cần thêm hơn 4.000 tỷ đồng - 1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư điểm ra 3 khó khăn liên quan tới dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, trong đó có việc số vốn tăng thêm khi đầu tư cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe, dài 40,2km là hơn 4.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Hiện tại, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 (bao gồm phần vốn còn lại chưa phân bổ) đã được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành và địa phương nên không còn nguồn vốn để bổ sung cho dự án từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Do đó, chưa xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn tăng thêm của dự án. Việc thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án chỉ có thể được tiến hành khi đã xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn tăng thêm.

2 khó khăn khác cũng được Bộ này điểm ra. Đó là: Việc dừng thi công thực hiện dự án khoảng 19 tháng để triển khai các thủ tục liên quan đến phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu… Cụ thể là điều chỉnh chủ trương đầu tư khoảng 7 tháng, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần và tổ chức lựa chọn nhà thầu dự kiến khoảng 12 tháng. 

Tiếp nữa là khó khăn liên quan tới xử lý các hợp đồng đã ký với nhà thầu. Theo đó, tới nay có 29 trên 30 gói thầu đã lựa chọn được nhà thầu. 

Hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang là người có thẩm quyền, chịu trách nhiệm phê duyệt Quyết định đầu tư và Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án. Do vậy, trường hợp tách dự án thành 2 dự án thành phần thì người có thẩm quyền đối với từng dự án sẽ phải điều chỉnh lại quyết định phê duyệt quy hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc dự án của mình.

Ngoài ra, dự án được mở rộng, nâng cấp nên có yêu cầu phải thay đổi, điều chỉnh lại toàn bộ thiết kế; từ đó dẫn đến thay đổi yêu cầu kỹ thuật và dự toán của các gói thầu đã duyệt trước đó.

Mặc khác, khi dừng dự án để điều chỉnh chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư thì cần phải xem xét dừng các hợp đồng đã ký với nhà thầu, xử lý theo một trong 2 phương án như sau. 

Phương án 1: Chủ đầu tư đơn phương chấm dứt hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu đồng thời tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các phần việc còn lại của hợp đồng và phần mở rộng nâng cấp. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải lỗi của nhà thầu thì chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu theo quy định tại hợp đồng. Điều này dẫn đến làm tăng chi phí thực hiện dự án và có thể phát sinh tranh chấp, khiếu kiện.

Phương án 2: Chuyển giao quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký kết (từ chủ đầu tư tỉnh Tuyên Quang sang chủ đầu tư tỉnh Phú thọ đối với phần việc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ).

Với phương án này, sẽ khó xác định cụ thể quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư cũ và chủ đầu tư mới trong việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu, không đủ cơ sở để bổ sung phần khối lượng thi công mở rộng và hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung khối lượng thi công mới thì phải đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đã ký hợp đồng…

Loạt đề xuất 

Từ những phân tích này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Đó là: Thông qua UBND tỉnh Tuyên Quang chủ trương tạm dừng thực hiện dự án, giao cho UBND tỉnh Tuyên Quang chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và Bộ GTVT tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Giao các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng tích cực phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ trong quá trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương cho phần điều chỉnh mở rộng quy mô dự án.

Trước đó, trong Thông báo số 311 ngày 29/9/2022 của Văn phòng Chính phủ có nội dung chỉ đạo của Thủ tướng liên quan tới 2 tuyến cao tốc Nội Bài – Phú Thọ. Cụ thể, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo hướng đầu tư hoàn chỉnh quy mô cao tốc 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h. UBND các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang được giao làm chủ quản đầu tư đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang vào ngày 14/9 để nghiên cứu các phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng, đảm bảo quy định của pháp luật. Đến ngày 27/10 thì Bộ này có Văn bản 7709 gửi Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở đề xuất này của Bộ, Văn phòng Chính phủ có Văn bản 7424 vào ngày 3/11 để lấy ý kiến các Bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng, UBND các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và các đơn vị này đã có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ. 

Văn phòng Chính phủ có Thông báo 368 ngày 2/12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nghiên cứu lấy ý kiến của 4 đơn vị liên quan kể trên để xác định các căn cứ pháp lý, thủ tục, thẩm quyền cũng như thuận lợi, khó khăn để thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư mà cụ thể là hoàn chỉnh quy mô cao tốc 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h. Dự án đang trong quá trình được thực hiện. UBND tỉnh Tuyên Quang và UBND tỉnh Phú Thọ được giao là cơ quan chủ quản triển khai dự án. 

Theo Quyết định 1768 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, dự án này có tổng mức đầu tư là 3.271,09 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư là vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn chủ sở hữu, vay tín dụng. Hình thức dự án là hợp đồng BOT. 

Phạm vi đầu tư với dự án là đầu tư xây dựng mới dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ dài 40,2km, trong đó địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63km và qua Phú Thọ khoảng 28,57km.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật, bề rộng nền đường là 17m, mặt đường rộng 14m, vận tốc thiết kế 80km/h. 

Công ty cổ phần Địa Tín phân phối độc quyền dự án: Khu đô thị Từ Sơn Garden City

Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cao-toc-tuyen-quang-phu-tho-dieu-chinh-dau-tu-can-them-hon-4000-ty-dong-20221223180348340.htm

[ad_2]