[ad_1]

Cảnh giới cao của kiếp nhân sinh: Thắng không kiêu, bại không nản

Vậy thì, làm thế nào để phán đoán được rằng, bản thân đã trưởng thành hay chưa? Về vấn đề này, các nhà tâm lý học đã đưa ra những đánh giá, điều tra liên quan. Nếu bạn có thể bảo trì sự khiêm tốn trong 4 trường hợp sau đây, thì nói lên rằng, bạn đã trở nên thực sự trưởng thành.

Thắng không kiêu: Khi ở đỉnh cao của thành công, vẫn có thể giữ được sự điềm tĩnh

Thông thường, đối với người trưởng thành, chỉ cần một ánh mắt là có thể phân biệt được những người bên cạnh họ là chân thành hay không, vì vậy, đối với những người xua nịnh và a dua, họ thường tránh né và không thể kết thâm giao.

Sau khi đạt được thành công, nếu như chúng ta thực sự tin vào những lời khen ngợi dồn dập của người khác về khả năng và bản sự của mình, vậy thì không lâu sau, bạn sẽ bị ràng buộc bởi cảm giác “thành tựu” này, chìm sâu trong đó mà không thể tiến về phía trước.

Điều đặc biệt nhất ở những người trưởng thành, chính là họ sẽ không thu mình trước những gian nan và thất bại, không bị mây mù che khuất khi đứng ở đỉnh cao của thành công, không ngủ quên trên chiến thắng và những lời “ca tụng”, họ luôn biết cách tiếp tục tiến về phía trước một cách điềm tĩnh, cẩn thận.

Bại không nản: Khi thất bại, nên bảo trì sự điềm tĩnh, học hỏi

Người trưởng thành vì sao khi đối mặt với thành công cũng phải điềm tĩnh, khi đối mặt với thất bại cũng phải điềm tĩnh? Dựa theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, thế giới của những người trưởng thành không cho phép họ chán nản, uể oải hoặc phấn khích quá nhiều.

Khi bạn thất bại, đối với những kẻ có bụng dạ xấu, chỉ muốn hại người, họ có thể sẽ nhân cơ hội này để “thêm dầu vào lửa”. Người trưởng thành hiểu được, khi thất bại cần phải “ngụy trang” bản thân, họ trở nên điềm tĩnh, biết dùng tấm “áo giáp” để cách ly mọi tổn thương. Chính vì điều này, những người trưởng thành mới có thể không bị người khác thừa cơ hãm hại.

Ngoài ra, đối với người trưởng thành mà nói, thất bại chỉ là một phần trong quá trình dẫn đến thành công, chứ không phải đích đến cuối cùng. Khi thất bại, chúng ta không tránh được những lúc tâm trạng xuống dốc, lúc này, bạn có thể tìm đến những người thân yêu, có thể là những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết,…

Hoặc bạn cũng có thể tự tặng cho bản thân những “khoảng lặng”, chọn cho mình một không gian yên tĩnh, làm bạn với những cuốn sách, hòa mình vào tiếng chim hót, tĩnh tâm xuống để lắng nghe mình, hít thật sâu để lấy lại bình tĩnh, nạp năng lượng,… để tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn.

Khi đối diện với những người thân trong gia đình, cần bảo trì một thái độ khiêm tốn, cung kính

Đối với mỗi người mà nói, gia đình luôn là bến đỗ bình yên, ấm áp nhất. Tình cảm gia đình này không chỉ đến từ quan hệ máu mủ và sự thân thuộc lâu dài, hơn nữa còn bắt nguồn từ tình yêu, sự cống hiến và quan tâm của mỗi thành viên trong gia đình.

Trong tâm trí của những người trưởng thành, họ đều có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, người thân.

Rất nhiều người trong xã hội, chỉ vì lo cho gia đình mà luôn tận tụy hết mình làm việc, chính là để cho những người thân yêu của mình có một cuộc sống tốt hơn. Chính vì điều này, đối với một người trưởng thành mà nói, họ sẽ thấu hiểu rất rõ những khó khăn, gian khổ mà cha mẹ họ đã phải nếm chịu và trải qua.

Bởi vậy, khi đứng trước bậc sinh thành, họ càng không thể tùy ý tỏ ra sự nóng giận, mà lại kính cẩn ngoan ngoãn nghe lời. Bởi đối với những người trưởng thành mà nói: “Bách thiện hiếu vi tiên”, dù ngoài xã hội họ có danh tiếng và thành công cỡ nào, nếu không thể đối xử tử tế với cha mẹ, thì tất cả cũng là phù du mà thôi.

Bất kể dù bên ngoài có phong ba bão táp đến đâu, khi về nhà, bạn cần phải “dọn dẹp” những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn. Học cách dành mọi thứ tốt đẹp nhất cho người thân trong nhà, đấy cũng chính là dấu hiệu của sự trưởng thành.

Đứng trước các bậc tiền bối cần phải biết “cúi mình” khiêm tốn, học hỏi

Cuộc sống trong môi trường làm việc và ở nhà là hoàn toàn khác nhau. Cuộc sống gia đình thường êm ấm, nhưng cuộc sống ở nơi công sở lại vô cùng áp lực, vội vàng.

Ở nơi làm việc, lợi ích của mỗi người đều có thể đụng chạm đến nhau, và ai cũng không nguyện ý để người khác làm bản thân mình chịu thiệt.

Đối mặt với những lời xu nịnh, nhất định cần phải đối đãi một cách có lý tính, không được hiu hiu tự đắc, cho rằng mình có bản sự phi phàm.

Đồng thời, đứng trước các bậc tiền bối, chúng ta cần giữ thái độ tôn trọng, biết ơn và khiêm tốn. Lòng cảm ân luôn ở đó, mới có thể khiến cho các bậc tiền bối đi trước cảm nhận được tấm lòng thành và thiện ý của bạn. Bằng cách này, trong quá trình làm việc, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ mọi người.

Bởi vậy, những người trưởng thành thường hành sự một cách khiêm tốn, trầm tĩnh, điều này không chỉ đề cao tâm tính của bản thân, mà còn để lại ấn tượng tốt trong mắt mọi người.

Chung quy lại, mỗi người trưởng thành đều hiểu được rằng, khiêm tốn, trầm lặng chính là “pháp bảo” lớn nhất trong hành trình vạn dặm của cuộc sống. Dù thành công hay thất bại, dù là ở gia đình hay môi trường làm việc, chúng ta đều phải học cách bảo trì sự khiêm tốn, kính nhường, học hỏi. Thất bại là mẹ thành công, khiêm tốn cũng là sự biểu hiện của trưởng thành.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina

Xem thêm

[ad_2]