[ad_1]

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 1.

Bản đồ quy hoạch. Ảnh: Trọng Hiếu

Để phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời… Hà Nội dự kiến xây dựng thêm 6 cây cầu mới bắc qua sông Hồng.

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 2.

Vị trí xây dựng cầu Hồng Hà sẽ là điểm nối giữa xã Văn Khê, huyện Mê Linh và xã Hồng Hà. Dự án có nguồn vốn hơn 9.000 tỷ đồng, với chiều dài cầu là 6km. Cầu Hồng Hà qua sông Hồng góp phần giảm áp lực vận tải trên cầu Thăng Long, đặc biệt sẽ rút ngắn thời gian kết nối, tạo điều kiện, thúc đẩy giao thương của vùng phía Tây Hà Nội với các địa phương tiếp giáp. Ảnh: Trọng Hiếu.

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 3.

Ảnh 3: Việc xây dựng cầu Hồng Hà mở ra cửa ngõ giao thương cho Mê Linh, từ đó gia tăng giá trị của bất động sản tại Mê Linh. Đây sẽ là cơ hội tăng trưởng vàng của Mê Linh, thay đổi bộ mặt của huyện thị này. Ảnh: Trọng Hiếu.

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 4.

Tiếp đến là vị trí xây dựng dự án cầu Thượng Cát với tổng kinh phí hơn 6.000 tỷ đồng sẽ có chiều dài đường dẫn dự kiến là 4,5km, độ rộng từ 6 đến 10 làn xe chạy bắc qua sông Hồng từ xã Thượng Cát quận Bắc Từ Liêm đến xã Đại Mạch trên địa bàn huyện Đông Anh. Ảnh: Trọng Hiếu.

Cầu Thượng Cát cùng tuyến đường vành đai 3,5 dẫn từ cầu đến quốc lộ 32 để kết nối khu vực phía Tây thủ đô với huyện Đông Anh, Mê Linh nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

Vị trí xây dựng cầu Tứ Liên nối liền huyện Đông Anh với trung tâm thành phố Hà Nội qua đường Nghi Tàm. Cầu Tứ Liên có mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng. Dự án không chỉ giải quyết bài toán khó về giao thông vận tải Thủ đô mà còn kết nối và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho những vùng ven xung quanh, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 5.

Tiếp đến là vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ nối vị trí khu dân cư tại Thạch Cầu, Long Biên với trung tâm thành phố Hà Nội. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Ảnh: Trọng Hiếu

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 6.

Cầu Ngọc Hồi được quy hoạch để kết nối hai huyện Thanh Trì và Gia Lâm của Hà Nội, bắc ngang qua bãi đất Hoàng Mai – Thanh Trì 1 và Kim Lan – Văn Đức. Cầu Ngọc Hồi nối đường Hà Nội – Hưng Yên và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng giúp tăng cường kết nối khu vực, giao thông đi lại dễ dàng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Điểm cuối của phân khu sông Hồng là cầu Mễ Sở nối huyện Thường Tín Hà Nội và huyện Văn Giang, Hưng Yên. Điều này sẽ mở ra một hướng đi mới từ trung tâm Hà Nội đến huyện Văn Giang, Hưng Yên và ngược lại thay vì đi hướng đi cầu Thanh Trì như trước đây. Tổng chi phí xây dựng cầu Mễ Sở sẽ rơi vào khoảng hơn 4800 tỷ đồng.

Khu vực xây dựng 6 cây cầu mới sau khi phê duyệt quy hoạch sông Hồng - Ảnh 7.

Khi cầu Mễ Sở được vận hành thì người dân sinh sống khu vực 2 bên sông sẽ có thêm lựa chọn để di chuyển thay vì chỉ có cách đi phà như hiện nay. Ảnh: Trọng Hiếu

Ngoài ra, Thành phố cũng xác định xây dựng bổ sung giai đoạn 2 của cầu Vĩnh Tuy và nghiên cứu bổ sung, mở rộng cầu Thăng Long.

Cầu Thăng Long hiện nay có 2 tầng, quy mô 4 làn, Dự kiến, Hà Nội xây thêm cầu Thăng Long mới nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, vị trí ngay cạnh cầu Thăng Long hiện tại.

Đặc biệt, Quy hoạch cũng chia phân khu đô thị sông Hồng ra 3 phân đoạn chính, gồm:

(R1-R2) Phân đoạn từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long là khu vực phát triển không gian sinh thái, bảo tồn tính tự nhiên trên cơ sở các làng xóm ven đô được dần đô thị hóa và đất bãi, đất nông nghiệp của các quận, huyện Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm.

(R3-R4) Phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì là khu vực trung tâm của phân khu.

(R5) Phân đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Mễ Sở là không gian sinh thái trọng tâm, với các khu vực nông nghiệp trồng rau màu, cây cảnh, khu vực nuôi trồng thủy sản cùng làng nông nghiệp truyền thống và công trình di tích lịch sử.

Nguồn: https://danviet.vn/can-canh-khu-vuc-xay-dung-6-cay-cau-moi-sau-khi-phe-duyet-quy-hoach-song-hong-20220512150155674.htm

[ad_2]