[ad_1]

Các ý kiến tập trung về một số định hướng dự kiến sửa đổi Luật Đất đai về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu về đất đai và trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai; vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; chính sách kinh tế, tài chính đất đai, giá đất…

Các địa phương góp ý nhiều vấn đề nội dung trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi Các địa phương góp ý nhiều vấn đề nội dung trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Ngày 24/12/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai sửa đổi với 19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Trước đó, ngày 23/12, hội nghị bàn về nội dung này cũng được tổ chức với 25 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

SỬ DỤNG ĐẤT Ở NHIỀU NƠI CÒN LÃNG PHÍ, HIỆU QUẢ THẤP

Quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế – xã hội.

Quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường và có hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách cho phát triển thị trường từng bước được hoàn thiện. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được trao quyền sử dụng đất được bảo đảm và phát huy.

Đặc biệt, nguồn lực đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi với khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội và an ninh lương thực quốc gia,…

 
Nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; có lúc, có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư khi thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chính sách tài chính đất đai…

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều vụ việc tham nhũng, vi phạm chính sách, pháp luật đất đai được xử lý nghiêm minh; đơn thư khiếu nại về đất đai có xu hướng giảm…

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra những hạn chế tồn tại khi nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; có lúc, có nơi chưa thực sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư khi thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chính sách tài chính đất đai, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất thu hồi, gây khiếu nại, khiếu kiện và ảnh hưởng đến ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể. Chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; chưa theo hướng tiếp cận quy hoạch không gian, dựa vào hệ sinh thái, tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn xảy ra, gây lãng phí…

NHỮNG VẤN ĐỀ, NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG DỰ KIẾN SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, những bất cập này cần thiết phải được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, thời gian qua, trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Đất đai của các Bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuẩn bị nội dung dự thảo Luật Đất đai. Ngày 3/12/ 2021, Bộ đã gửi Dự thảo Luật và Tờ trình để lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đề nghị các địa phương tập trung cho ý kiến làm sâu sắc hơn những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành Luật Đất đai; những bài học kinh nghiệm và các giải pháp để khắc phục; cho ý kiến về bố cục, nội dung của dự thảo Luật.

 
Các quy định của Dự thảo sẽ tháo gỡ, xử lý được các bất cập trong thực tiễn, giải quyết được các xung đột giữa Luật Đất đai với các Luật liên quan…

Đặc biệt, các địa phương tập trung cho ý kiến về một số định hướng dự kiến sửa đổi Luật Đất đai về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu về đất đai và trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; chính sách kinh tế, tài chính đất đai, giá đất…

Bên cạnh đó là các vấn đề về quản lý, sử dụng đất đô thị; quản lý, sử dụng đất khu, cụm công nghiệp; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận; Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai…

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với Dự thảo Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng. Nhiều ý kiến cho rằng các quy định của Dự thảo sẽ tháo gỡ, xử lý được các bất cập trong thực tiễn, giải quyết được các xung đột giữa Luật Đất đai với các Luật liên quan.

Các địa phương cũng góp ý các vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự thảo như: Quy hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường; thu tiền sử dụng đất; xác định giá đất…

Ghi nhận các ý kiến góp ý của các địa phương, ông Ngân cho biết, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ nghiêm túc tiếp thu, phân tích và tổng hợp để bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai. Ông Ngân cũng đề nghị, lãnh đạo các địa phương quan tâm chỉ đạo hoàn thành báo cáo góp ý Dự thảo Luật Đất đai và sớm gửi về Bộ để hoàn thiện trình Chính phủ theo đúng kế hoạch.

[ad_2]