[ad_1]

Trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) phải hoàn tất các công việc chuẩn bị và tiến hành thu phí trở lại vào cuối tháng 8/2022…

Sau 4 tháng đưa vào khai thác, vì gặp phản ứng quyết liệt từ người dân và giới tài xế do nhiều bất cập, trạm BOT Cai Lậy buộc phải dừng thu phí vào đầu tháng 12/2017, theo chỉ đạo của Chính phủ. Sau 4 tháng đưa vào khai thác, vì gặp phản ứng quyết liệt từ người dân và giới tài xế do nhiều bất cập, trạm BOT Cai Lậy buộc phải dừng thu phí vào đầu tháng 12/2017, theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chỉ đạo, đốc thúc nhà đầu tư hoàn tất các công việc chuẩn bị tái thu phí dự án BOT quốc lộ 1, đoạn thị xã Cai Lậy vào cuối tháng 8 năm nay.

Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 1, đoạn qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) theo phương thức hợp đồng BOT dài hơn 38 km, có tổng mức đầu tư ban đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, bao gồm tăng cường mặt quốc lộ 1 đoạn Km1987+560 – Km2014, dài hơn 26 km và xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km. Trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 để thu phí cho 2 tuyến đường.

Sau khi trạm BOT Cai Lậy khánh thành, trạm được đưa vào khai thác và chính thức thu phí vào ngày 01/8/2017. Ngay sau đó, người dân và giới tài xế phản ứng cho rằng trạm thu phí đã đặt sai chỗ, do lưu thông tuyến tránh nhưng lại thu phí cả trên tuyến quốc lộ và trạm thu phí thay vì đặt ở vị trí xây dựng tuyến tránh, lại đặt trên quốc lộ và cách tuyến tránh 900 m.

Vì lý do này, giới tài xế đã dùng tiền lẻ (mệnh giá 100 đồng, 200 đồng) để mua vé qua trạm, gây tắc nghẽn giao thông qua trạm. Tình trạng này liên tục kéo dài đã khiến chủ đầu tư phải liên tục xả trạm, đến cuối năm 2017 trạm buộc phải dừng thu phí cho đến nay.

Theo Tổng cục Đường bộ, dù BOT Cai Lậy tạm dừng thu phí nhưng nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT có trách nhiệm quản lý bảo trì công trình đường bộ trong suốt thời hạn hợp đồng dự án, kể cả đối với các dự án tạm dừng thu phí nhưng chưa chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đã được quy định rất rõ tại điều 126 Luật xây dựng và điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, ngày 21/01/2021.

Tổng cục Đường bộ cũng cho biết, kể từ tháng 02/2022 đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện các công việc liên quan nhằm bảo đảm tiến độ dự án. Nhà đầu tư dự án cũng đã hai lần cam kết hoàn thành xây dựng trạm thu phí trên tuyến tránh và sửa chữa hư hỏng mặt đường. Tuy nhiên, tiến độ các công việc để có thể thu phí lại không bảo đảm quy định tại phụ lục hợp đồng vốn đã hoàn thành trong quý IV-2021. Lý do của sự chậm trễ, theo báo cáo của nhà đầu tư là do khó khăn về tài chính, ảnh hưởng của thời tiết trong thời gian qua.

Cuối tháng 6/2022, ngày 27/6, Tổng cục Đường bộ tiếp tục có cuộc họp về việc tái thu phí dự án BOT Cai Lậy. Báo cáo với Tổng cục Đường bộ, nhà đầu tư cho biết hiện đã cơ bản đã hoàn thành các công việc về xây dựng trạm thu phí, lắp đặt và kết nối thu phí trạm. Sau khi hoàn thành sửa chữa hư hỏng trên tuyến tránh, tổ chức lại giao thông cho các xe khách từ 29 chỗ trở lên và xe tải 3 trục phải lưu thông vào tuyến tránh khi đi qua thị xã Cai Lậy. 

Sau 5 năm dừng thu phí, tuyến tránh thị xã Cai Lậy đường đã xuống cấp trầm trọng mặc dù một trạm BOT mới đã được xây xong. Ảnh: VTC NewsSau 5 năm dừng thu phí, tuyến tránh thị xã Cai Lậy đường đã xuống cấp trầm trọng mặc dù một trạm BOT mới đã được xây xong. Ảnh: VTC News

Tuy nhiên, Tổng cục Đường bộ khẳng định, việc không thực hiện đúng tiến độ theo phụ lục hợp đồng đã ký và các cam kết, thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư. “Nhà đầu tư đã cam kết thực hiện nghiêm túc trách nhiệm hoàn thành xây dựng, cải tạo và kết nối thu phí không dừng các trạm thu phí của dự án, sửa chữa, đảm bảo giao thông trên tuyến trước ngày 15/7/2022”, văn bản của Tổng cục Đường bộ nêu rõ.

Trước đó, 2 năm sau khi trạm BOT Cai Lậy ngừng hoạt động, tháng 8/2019, tỉnh Tiền Giang đã đề xuất phương án xây thêm trạm thu phí mới trên tuyến tránh BOT Cai Lậy (đoạn dài 12 km). Theo đó, trạm thu phí hiện có sẽ thu hoàn vốn cho phần tăng cường mặt quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy, trạm xây dựng mới sẽ thu cho đoạn tuyến tránh. Trạm BOT nào hoàn vốn xong sẽ được dỡ bỏ.

Sau đó, tháng 11/2020 trạm BOT mới trên tuyến tránh đã được xây dựng và dự định tiến hành thu phí vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu (2021) nhưng vẫn chưa triển khai được cho đến nay. Theo Tổng cục Đường bộ, nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan có thẩm quyền về việc chậm hoàn thành các cam kết này.

 

Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (sau điều chỉnh, bổ sung thành dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt quốc lộ 1 đoạn thị xã Cai Lậy (Tiền Giang), được khởi công ngày 20/02/2014, thuộc dự án nhóm B với tổng vốn đầu tư 1.398 tỷ đồng.

Theo đăng ký ban đầu, dự án này do Liên doanh công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) và Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại – Xây dựng Giao thông 1 (TRICO) làm chủ đầu tư, đầu tư theo hình thức BOT. Tuy nhiên, chủ đầu tư thực sự trong danh mục của BOT Cai Lậy là Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư xây dựng Bắc Ái và TRICO. Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang là đơn vị vận hành và khai thác dự án.

#box1657985836957{background-color:#9fc1a2}

Nguồn: https://vneconomy.vn/bot-cai-lay-chuan-bi-tai-thu-phi-khong-dung.htm

[ad_2]