[ad_1]

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ban hành Văn bản số 4832/BXD-QHKT, gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2019 và Quyết định số 1398/QĐ-TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị.

Cụ thể, đối với công tác quy hoạch xây dựng cần nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo việc thẩm định, phê duyệt đồng bộ các quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và cụ thể hóa trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Hà Nội liên tiếp điều chỉnh quy hoạch “nâng tầng” cho 2 ô đất bỏ hoang nhiều năm

Các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch; rà soát, đánh giá và xử lý các quy hoạch bị điều chỉnh sai quy định; nâng cao chất lượng công tác đấu thầu để đảm bảo lựa chọn được đơn vị tư vấn lập quy hoạch có đủ năng lực; hoàn thiện và thực hiện quy hoạch không gian ngầm, không gian trên cao. Thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật và các quy định của địa phương về việc lấy ý kiến của người dân, cộng đồng, cơ quan tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh quy hoạch; xây dựng cổng thông tin quy hoạch xây dựng quốc gia.

Bộ Xây dựng: Yêu cầu các địa phương kiểm soát việc điều chỉnh quy hoạch - Ảnh 2.

Ô đất CC1 được điều chỉnh quy hoạch có diện tích khoảng 7.781,5m2 nằm cạnh ngã tư Hàm Nghi – Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Trần Kháng

Đối với công tác phát triển đô thị cần hoàn thiện các công cụ về quản lý phát triển đô thị và đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng đô thị. Lập chương trình phát triển đô thị cấp tỉnh, chương trình phát triển đô thị từng đô thị, khu vực phát triển đô thị và ban quản lý dự án phát triển đô thị theo quy định.

Các địa phương cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị, đặc biệt chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng đường giao thông đô thị; bảo đảm sự kết nối về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong từng khu vực và toàn đô thị cũng như với các khu vực phụ cận…

Từng bước thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình phát triển đô thị theo các bộ chỉ tiêu về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt đối với khu vực đô thị mở rộng.

Tăng cường sự giám sát của nhân dân, cơ quan dân cử, của đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trong công tác phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công tác lập, quản lý quy hoạch, quản lý hoạt động xây dựng và xử lý nghiêm, kịp thời, dứt điểm các vi phạm tại địa phương.

Bộ Xây dựng: Yêu cầu các địa phương kiểm soát việc điều chỉnh quy hoạch - Ảnh 3.

Hiện trạng ô đất ký hiệu N6.3 dự án xây trung tâm văn hoá vừa được Hà Nội điều chỉnh “nâng tầng” và thêm công năng sử dụng thành khách sạn văn phòng cao 30 tầng. Ảnh: Trần Kháng

Mới đây, theo nội dung Dân Việt đã phản ánh, Hà Nội đã liên tiếp điều chỉnh chức năng sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch tăng gấp đôi chiều cao công trình cho 2 lô đất trong Khu đô thị mới Mỹ Đình II và mặt đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm).

Cụ thể: Tháng 9/2021, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 4519 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CC1 tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm. Theo đó, giữ nguyên phạm vi ranh giới của ô đất theo quy hoạch được duyệt, đề xuất điều chỉnh thành ô đất ký hiệu NO có chức năng đất ở (gồm nhà ở chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại, nhà trẻ và nhà ở liên kế) với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Diện tích đường giao thông 674,8m2; diện tích đất thực hiện dự án 7,106,7m2; mật độ xây dựng 50%; hệ số sử dụng đất 6,0 lần; tầng cao công trình 6 và 21 tầng; tầng hầm 1 – 3 tầng; dân số 700 người.

Cũng vào khoảng đầu tháng 9 năm nay, UBND TP.Hà Nội đã có Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ đường Xuân Thủy đến Trần Duy Hưng) tại ô đất ký hiệu N6.3 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan). Theo đó giữ nguyên phạm vi ranh giới, chức năng sử dụng của ô đất (đất công cộng đô thị); điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và điều chỉnh công năng xây dựng công trình tại ô đất từ trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng sang xây dựng công trình khách sạn, văn phòng, thương mại và văn hóa cộng đồng với tầng cao 30 tầng (tăng 15 tầng), 4 tầng hầm, tổng diện tích sàn hơn 54.000m2.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, cả 2 ô đất được điều chỉnh quy hoạch nêu trên đều có vị trí đắc địa ở những khu vực đang có tốc độ phát triển đô thị cao. Đáng nói, trước khi được điều chỉnh, 2 ô đất này cũng rơi vào tình trạng quây tôn, cỏ mọc nhiều năm qua.

[ad_2]