[ad_1]

9 dự án cao tốc triển khai cùng lúc gây nên mối lo về rủi ro chậm tiến độ và số lượng nhà thầu khó thể đáp ứng. Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 9/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẳng định, với lực lượng nhà thầu đông đảo, hoàn toàn có thể lựa chọn nhà thầu đủ năng lực…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết có 48 nhà thầu có thể thực hiện các dự án có quy mô từ 1.000 - 5.000 tỷ. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết có 48 nhà thầu có thể thực hiện các dự án có quy mô từ 1.000 – 5.000 tỷ.

Chiều ngày 9/6, phát biểu tại phiên chất vất và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 hoàn thành 5.000 km đường cao tốc.

Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội và được Quốc hội thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn, bổ sung nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với tổng nguồn lực bố trí cho đường cao tốc là 339.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025.

Về các danh mục triển khai đường cao tốc trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tập trung một số dự án lớn.

Đó là, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (654 km), tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (729 km) và Chính phủ cũng trình Quốc hội kỳ họp này 5 tuyến cao tốc (549 km).

Như vậy tổng chiều dài toàn bộ các tuyến cao tốc đã và đang triển khai là 1.932 km, trong đó, số km cao tốc hoàn thành tới thời điểm hiện nay là 1.290 km.

 
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu. (Ảnh VGP).Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu. (Ảnh VGP).

“Tổng chiều dài của các tuyến đường cao tốc được triển khai và hoàn thành giai đoạn 2021-2025 gấp gần 4 lần giai đoạn 2015- 2020 (1932/487 km). Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thực hiện đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 cũng gấp gần 4 lần so với giai đoạn 2015-2020 (339 nghìn tỷ đồng/89 nghìn tỷ đồng). 

Như vậy, có thể thấy tốc độ tập trung rất cao về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn hiện nay, nhất là phát triển đường cao tốc”, Phó Thủ tướng nói.

Trước nhiệm vụ hết sức nặng nề cùng khối lượng công việc đồ sộ trên, cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Hoàng Anh, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai bày tỏ lo ngại, trong thời gian tới chúng ta có khoảng 9 dự án cao tốc cùng một lúc, khả năng chậm tiến độ là hiện hữu.

Đại biểu tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ trưởng cho biết hiện nay Việt Nam có bao nhiêu nhà thầu thi công giao thông đủ năng lực để thực hiện các dự án này và có bao nhiêu thiết bị máy móc mà có thể thi công cùng một lúc với 9 dự án.

“Nếu không đảm bảo tiến độ thì trách nhiệm tham mưu của Bộ trưởng thế nào?”, ông Hoàng Anh chất vấn.

Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) về số lượng và năng lực nhà thầu để triển khai các dự á, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ, theo trang web của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng nêu đầy đủ danh mục các nhà thầu về giao thông.

Theo trang web này, Bộ Giao thông vận tải kiểm đếm có 48 nhà thầu trong lĩnh vực giao thông đã từng làm giao thông cấp 1 (làm được cao tốc).

Bộ trưởng cho biết, theo năng lực và quy định hiện nay, 48 nhà thầu này có thể làm được dự án có quy mô từ 1.000 – 5.000 tỷ đồng. Trong đó, có 2 nhà thầu có thể làm dự án từ 5.000 tỷ đồng trở lên. Do đó, Bộ trưởng cho rằng, với lực lượng nhà thầu đông đảo như vậy thì hoàn toàn có thể đấu thầu, tổ chức lựa chọn để chọn nhà thầu.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm dự án không phải nhà thầu chính làm toàn bộ, thường nhà thầu có thể thuê các nhà thầu nhỏ hỗ trợ 30%.

Do đó, ngoài 48 nhà thầu này, có thể có hàng trăm nhà thầu làm được dự án quy mô 300-400 tỷ đồng và đều có thể tham gia cùng với 48 nhà thầu này để thực hiện các dự án.

Nguồn: https://vneconomy.vn/bo-truong-nguyen-van-the-noi-gi-truoc-nghi-ngai-thieu-nha-thau-thi-cong-don-dap-nhieu-dai-du-an.htm

[ad_2]