[ad_1]

Do mắc phải 7 sai lầm này mà bố mẹ vô tình biến con mình trở thành người nói dối, thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết để sửa sai.

1.   Trẻ nói dối vì sợ bị phạt

Nếu cha mẹ luôn cho rằng con của mình là những đứa trẻ không thông minh, thường xuyên la hét và đổ lỗi cho chúng về mọi thứ thì lâu ngày trẻ sẽ không còn muốn học điều gì là đúng, việc gì là tốt nữa. Trong đó bao gồm cả việc nói thật.

Bo-me-vo-tinh-day-con-tro-thanh-nguoi-noi-doi-vi-7-sai-lam-nay-1

Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng giao tiếp với con mình như một người bạn, giải thích cho trẻ hiểu rằng chúng đã làm sai điều gì. Đặc biệt cha mẹ không nên khiến con cảm thấy bản thân có lỗi trong tất cả mọi chuyện. Bằng cách này trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực.

2.   Bố mẹ vô tình nói dối thường xuyên

Con nhỏ là bản sao của bố mẹ. Nếu trẻ sống trong một môi trường mà cha mẹ thường xuyên nói dối lẫn nhau hoặc nói với người khác mà trẻ biết được thì trẻ sẽ học theo.

Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là cha mẹ hãy nói thật, hãy luôn trung thực với chính mình và trung thực trước mặt con.

3.   Trẻ sợ bị mọi người cười chê

Tâm lý của trẻ nhỏ mỗi khi làm chuyện gì sai là chúng sẽ nghĩ đến việc nói dối để không ai biết chuyên đó. Bởi trẻ sợ nói thật thì mọi người sẽ cười chê, phê bình.

Bo-me-vo-tinh-day-con-tro-thanh-nguoi-noi-doi-vi-7-sai-lam-nay-2

Trong trường hợp này cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng từng mắc phải sai lầm. Điều quan trọng là người tốt thì phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.

4.   Cha mẹ luôn mong trẻ trả lời theo đúng ý mình

Cha mẹ thường hay hỏi trẻ nhưng lại chỉ mong chờ đáp án làm mình hài lòng. Ví dụ như: Cha mẹ hỏi “Có ngon không con?”, nhưng lại bỏ qua những biểu cảm phi ngôn ngữ rất rõ ở trẻ rằng trẻ không muốn ăn những thứ thức ăn này chút nào.

Quảng cáo

Cách tốt nhất trong trường hợp này là cha mẹ nên để trẻ được lựa chọn “Con muốn ăn gì nào?”. Bởi nếu bố mẹ vô tình lờ đi cảm xúc chân thật từ trẻ sẽ khiến con trẻ cảm thấy không được tôn trọng, từ đó sẽ nối dối cảm xúc của mình. Như vậy khoảng cách giữa bố mẹ và trẻ sẽ ngày một xa hơn.

5.   Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự

Đôi khi trẻ nghĩ là nên nói dối để làm vui lòng mọi người. Chẳng hạn như cha mẹ tặng cho trẻ một chiếc xe điều khiển từ xa, trẻ sẽ tỏ ra vui sướng. Thế nhưng ẩn sâu bên trong chúng là nổi thất vọng vì trẻ mong một chiếc xe máy điều khiển từ xa chứ không phải là tô tô.

Bo-me-vo-tinh-day-con-tro-thanh-nguoi-noi-doi-vi-7-sai-lam-nay-3

Cách ứng xử này của trẻ đúng trong một vài trường hợp. Nên cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu trẻ nên thể hiện đúng cảm xúc suy nghĩ của mình khi nào, ở đâu và lúc nào thì nên có một lời nói dối thiện ý để làm hài lòng mọi người.

6.   Trẻ nói dối vì trẻ không nhớ sự việc

Trong trường hợp này trẻ không cố tình nói dối, chỉ đơn giản là trẻ đã quên một số việc nhất là những trò nghịch ngợm của mình. Vì thế, khi cha mẹ hỏi thì trẻ mới nó như vậy và chúng thật sự tin rằng mình đang nói thật.

Cha mẹ không cần lo lắng bởi những lời nói dối này. Mà thay vào đó, ba mẹ chỉ cần kiên nhẫn, giải thích cho trẻ hiểu về hành động của mình là được.

7.   Trẻ không nói dối chỉ là trẻ đang nói những điều mình tưởng tượng

Đôi khi trẻ đem ước muốn của mình kể lại như thật cho bố mẹ nghe. Nhưng bố mẹ vô tình phản bác mãnh liệt những gì trẻ nói, bày tỏ cảm xúc không muốn nghe. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương vì không được tôn trọng.

Bo-me-vo-tinh-day-con-tro-thanh-nguoi-noi-doi-vi-7-sai-lam-nay

Trong trường hợp này bố mẹ hãy nhẹ nhàng với những lời nói dối này. Bởi khi lớn lên, trẻ sẽ không nói dối kiểu này nữa.

Xem thêm: Khi trẻ nói nhiều, ba mẹ đừng kìm hãm: Dấu hiệu của trí thông minh “vượt bậc”

[ad_2]