Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings đã báo cáo đề xuất ý tưởng đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Cụ thể, hai tập đoàn đã đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án trên địa bàn TP. Nha Trang và thị xã Ninh Hòa, bao gồm: Quy hoạch phân khu dọc hai bên bờ sông Cái và phát triển các dự án tại TP. Nha Trang; Vùng kinh tế động lực công nghiệp – đô thị – dịch vụ Ninh Hòa tại các xã Ninh Xuân, Ninh Sim, Ninh Tây với đầy đủ chức năng như: khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, khu đô thị suối khoáng nóng, khu bảo tồn, khu vui chơi giải trí và khu đô thị dịch vụ sân golf.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Ninh Xuân tại thị xã Ninh Hoà, quy mô khoảng 1.300 ha.

Dự án đầu tư khu đô thị dịch vụ và sân golf tại thị xã Ninh Hoà, quy mô khoảng 1.500 ha.

Dự án khu du lịch và dịch vụ suối khoáng nóng Trường Xuân quy mô khoảng 49 ha tại thị xã Ninh Hoà.

Tham vọng địa ốc của “vua thép” Trần Đình Long

Với công suất thép thô 8 triệu tấn/năm, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á và nằm trong Top 15 doanh nghiệp thép có vốn hóa lớn nhất thế giới (theo Reuters, tháng 4/2021).

Bắt tay hợp tác ở Nha Trang, “vua thép Asean” Trần Đình Long và cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng tham vọng gì?

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát.

Ông Long sinh năm 1961 tại Hải Dương và là một doanh nhân khá kín tiếng trên thương trường. Trong hơn 10 năm qua, doanh thu Hòa Phát đã tăng trưởng tới 20 lần. Năm 2007, doanh thu ở mức 5.734 tỷ đồng thì đến năm 2021, chỉ sau 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đã ghi nhận doanh thu hơn 105.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 27.100 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long đang sở hữu khối tiền mặt rất dồi dào. Tại thời điểm cuối quý 3 năm 2021, tổng tiền và khoản tương đương tiền của Hòa Phát đạt 34.800 tỷ đồng, chiếm 19,7% tổng tài sản của công ty.

Trước khi khu liên hợp Dung Quất 2 đi vào hoạt động, có thể Hòa Phát sẽ tận dụng lượng tiền mặt lớn này để thực hiện chiến lược mở rộng theo chiều dọc với nhiều ngành công nghiệp mới (sản xuất container, mua mỏ khoáng sản mới, mở rộng mảng điện máy và tăng quỹ đất bất động sản).

Với lĩnh vực bất động sản, tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra hồi tháng 4 năm nay, ông Trần Đình Long đã bày tỏ tham vọng mở rộng sang lĩnh vực kinh này khi tuyên bố: “Không ai có thể làm thép mãi được. Hoà Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn phải đa ngành nghề và một trong những hướng đa ngành là bất động sản”.

Thực tế, Hòa Phát đã sớm tham gia đầu tư bất động sản và nắm trong tay quỹ đất khá lớn.

Hòa Phát hiện đang sở hữu 6 dự án bất động sản khu công nghiệp với tổng diện tích 1.135ha. Trong đó, UBND tỉnh Hưng Yên mới đây đã chấp thuận tập đoàn làm nhà đầu tư dự án KCN Yên Mỹ II mở rộng (216ha) và Phố Nối A mở rộng 2 (92,5 ha).

Tại mảng bất động sản nhà ở, Năm 2010, Hòa Phát bắt đầu phát triển sang mảng nhà ở, bằng việc thực hiện M&A một dự án đã có sẵn thủ tục pháp lý để xây dựng tòa nhà Hòa Phát 257 Giải Phóng với 5 tầng văn phòng và 133 căn hộ.

Ngoài ra, Hòa Phát còn là chủ đầu tư các dự án với các quy mô, phân khúc sản phẩm khác nhau như Khu phức hợp Mandarin Garden tại Cầu Giấy, Hà Nội; Tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa thể thao, nhà ở và văn phòng cho thuê (Mandarin Garden 2) tại đường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội; Tòa nhà chung cư 70 Nguyễn Đức Cảnh…

Bắt tay hợp tác ở Nha Trang, “vua thép Asean” Trần Đình Long và cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng tham vọng gì?

Tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa thể thao, nhà ở và văn phòng cho thuê (Mandarin Garden 2) tại đường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hòa Phát sẽ ra mắt dự án khu đô thị Phố Nối trong năm 2022-2023 với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Ngày 28/5, UBND tỉnh Cần Thơ cũng đã chấp thuận cho Hòa Phát tiến hành khảo sát 3 dự án bất động sản dân cư với tổng quỹ đất hơn 540ha, gồm 88,2ha ở Cái Răng; 6,24ha tại Ninh Kiều và 452ha tại Bình Thủy. Hòa Phát sẽ có 6 tháng để khảo sát, bắt đầu từ ngày 6/5 cho 2 dự án đầu tiên và từ ngày 27/5 cho dự án lớn nhất.

Bên cạnh việc mua đất nền, Hòa Phát đang xem xét thực hiện các giao dịch M&A để đẩy nhanh việc mua lại quỹ đất. Ban lãnh đạo Hòa Phát kỳ vọng mảng bất động sản sẽ đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận ròng công ty từ năm 2023 trở đi.

Như vậy, với những gì Hoà Phát đang làm, có thể thấy tham vọng rất lớn của doanh nghiệp ở mảng kinh doanh bất động sản này.

Đại gia bất động sản “mới nổi” KDI Holdings muốn đưa Nha Trang thành Phuket, Bali…

Tập đoàn đầu tư KDI Holdings do ông Kiều Hữu Dũng là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch công ty. Ông Kiều Hữu Dũng được nhắc đến nhiều khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Sacombank giai đoạn 2014 – 2017. Ngoài ra, sự nghiệp kinh doanh của ông Dũng còn ghi dấu ấn qua một số chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thảo Điền; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Thủ Đô…

KDI Holdings được thành lập 13 năm trước, hiện đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, giáo dục, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, nội thất cao cấp, dự án tái sinh san hô…

Ngoài ông Kiều Hữu Dũng làm Chủ tịch công ty, một sếp ngân hàng khác là ông Đỗ Tuấn Anh – Phó Chủ tịch Techcombank đang nắm giữ vị trí Tổng giám đốc KDI Holdings.

Dù hoạt động đa ngành nhưng KDI Holdings vẫn được nhắc nhiều đến như đại gia “mới nổi” trong lĩnh vực địa ốc với hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng đình đám, trải dài từ Nha Trang, Quảng Ninh cho đến Hà Nội.

Bắt tay hợp tác ở Nha Trang, “vua thép Asean” Trần Đình Long và cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng tham vọng gì?

Ông Kiều Hữu Dũng – Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư KD (KDI Holdings).

Trong đó, dự án gây chú ý nhiều nhất là dự án quần thể nghỉ dưỡng phức hợp Vega City Nha Trang với quy mô đầu tư lên tới 13.000 tỷ đồng. Đây là dự án tổ hợp căn hộ khách sạn, biệt thự và shophouse tọa lạc tại Bãi Tiên, Đại lộ Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Đây là dự án KDI Holdings nhận chuyển nhượng từ Công ty cổ phần Khu du Lịch Champarama, chủ đầu tư dự án Champarama Resort & Spa tại Nha Trang. Đây cũng chính là Khu du lịch Rusalka của ông Nguyễn Đức Chi.

Bắt tay hợp tác ở Nha Trang, “vua thép Asean” Trần Đình Long và cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng tham vọng gì?

Phối cảnh dự án Quần thể nghỉ dưỡng phức hợp Vega City Nha Trang.

Dự án trọng điểm của KDI Holdings do đơn vị thành viên Công ty Cổ phần Vega City làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 43,8 ha, trong đó diện tích triển khai giai đoạn 1 là 15,6 ha và giai đoạn 2 là 28,2 ha. Giai đoạn 1 dự kiến cung cấp ra thị trường 1.500 phòng khách sạn, 168 shophouse mặt biển và 100 biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp.

Ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch KDI Holdings mong muốn biến dự án này thành một trong những điểm đến đẹp nhất Việt Nam, góp phần đưa Nha Trang trở thành một trong những thành phố du lịch biển nổi tiếng thế giới như Malibu, Phuket, Bali…

KDI Holdings cũng tham gia vào liên danh nhà đầu tư để đề xuất dự án Vega City Vân Đồn (473,99ha). Dự án có những hạng mục như công viên văn hoá chủ đề di sản, sân khấu trình diễn nghệ thuật thực cảnh, khu du lịch tâm linh Vịnh Phật, bảo tàng sinh thái biển, khu du lịch trải nghiệm văn hoá và vui trơi giải trí hiện đại, khu thể thao dưới nước và câu lạc bộ du thuyền, khu công nghệ cao…

Doanh nghiệp của ông Kiều Hữu Dũng cũng tham gia đầu tư dự án Marina Vân Đồn.

Ngoài ra, KDI Holdings đã được UBND TP Hà Nội trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 2 dự án tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Theo đó, tập đoàn này sẽ thực hiện dự án công viên chuyên đề nông nghiệp có tổng vốn đầu tư khoảng 75 triệu USD. Dự án còn lại là khu đô thị mới xanh trên diện tích 22 ha, tổng vốn đầu tư dự án dự kiến 1 tỷ USD.

Tập đoàn KDI Holdings hiện còn tham gia vào dự án tái sinh san hô tại khu vực vịnh Nha Trang, hợp tác với Viện Hải dương học Nha Trang. Khu vực sẽ triển khai việc nghiên cứu tái tạo san hô nằm tại Bãi Tiên – một trong những nơi sở hữu những dải san hô đẹp nhất vịnh Nha Trang, vùng biển hoang sơ, nhiều tiềm năng.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm: