[ad_1]

Câu chuyện “Bán giếng không bán nước” cho chúng ta một bài học rằng: Nếu chỉ khôn vặt, luôn lợi dụng trí thông minh để có được lợi nhiều hơn từ người khác, ham cái lợi trước mắt thì sẽ chẳng có được gì.

Câu chuyện “Bán giếng không bán nước”

Ở một ngôi làng nọ, có người đàn ông nổi tiếng khắp vùng vì thông minh hơn người. Anh ta có một cái giếng nhưng không dùng đến nên đã bán cho bác nông dân gần nhà.

Có lần, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để sử dụng, gã thông minh lập tức ngăn lại nói: “Tôi chỉ bán cho ông cái giếng chứ không bán nước trong giếng, vì thế ông không được lấy nước từ cái giếng này”

Vì cần nước để sử dụng nên mới mua giếng mà thấy gã thông minh nói vậy nên bác nông dân buồn mà không biết phải làm sao. Đúng là bác đã mua giếng nhưng không trả tiền mua nước. Giờ đây, giếng có đầy nước mà không được dùng. Trong khi đó, cả gia đình bác nông dân từ hoa màu cho đến gia súc đều cần đến nguồn nước này.

Sau khi nghĩ mãi không tìm được cách để giải quyết vấn đề, bác nông dân quyết định lên trình quan huyện.

Ban-gieng-khong-ban-nuoc-bai-hoc-nho-doi-cua-ke-khon-vat-2

Tại cửa qua, bác nông dân tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện không giấu diếm bất cứ điều gì. Bác mong quan huyện có thể phán xử công bằng, giúp bác đòi lại công bằng cho gia đình mình.

Quan huyện nghe vậy, liền cho gọi người đàn ông thông minh kia lên và hỏi: “Tại sao ngươi không cho ông ta dùng nước trong giếng? Chẳng phải ngươi đã bán cái giếng đó rồi sao?”

Người đàn ông đáp lại rằng: “Dạ bẩm quan, con chỉ bán cái giếng cho ông ta chứ con đâu có bán nước trong giếng. Do đó, ông ta không có quyền lấy nước của nhà con. Nếu giờ muốn lấy nước ông ta bắt buộc phải trả thêm tiền mua nước”

Quan huyện nghe vậy mỉm cười trả lời: “Ồ, người nói rất có lý. Khi ngươi đã bán cái giếng cho người nông dân này cái giếng đã thuộc quyền sở hữu của ông ta, còn nước trong giếng vẫn thuộc quyền sở hữu của ngươi. Vậy có nghĩa là ngươi không được quyền trữ nước trong giếng của người nông dân nữa”.

Quảng cáo

Sau đó, Quan huyện đưa ra phán xử: “Bây giờ chỉ có 2 lựa chọn, một là ngươi phải trả tiền cho bác nông dân để thuê giếng trữ nước, hai là ngươi phải mang toàn bộ nước ra khỏi giếng ngay lập tức”

Nghe lời lẽ đanh thép của vị Quan huyện công minh gã khôn vặt chỉ biết cúi đầu không nói được câu nào. Anh ta đã bị trí thông minh của mình hại rồi.

Lời bình câu chuyện “ Bán giếng không bán nước”

Câu chuyện “Bán giếng không bán nước” cho chúng ta một bài học rằng: Trong cuộc sống, nếu bạn thông minh sẽ được người khác yêu quý, tôn trong và đạt được những thành công nhờ trí tuệ của mình. Còn nếu chỉ khôn vặt, luôn lợi dụng trí thông minh để có được lợi nhiều hơn từ người khác, ham cái lợi trước mắt thì sẽ chẳng có được gì.

Ban-gieng-khong-ban-nuoc-bai-hoc-nho-doi-cua-ke-khon-vat-1

Trong cuộc sống chẳng ai thích kết giao với những người ích kỷ và khôn vặt cả. Người tinh ý một chút chỉ cần tiếp xúc một vài lần là họ có thể nhận ra ngay bạn có khôn vặt hay không, và chỉ sau vài lần như thế họ sẽ chủ động tránh xa bạn, không muốn thân thiết với bạn dù bạn vẫn giữ thái độ rất tốt với họ đi chăng nữa.

Từ xưa đến nay, người ta chỉ coi trọng những người đi lên bằng thực lực chứ chẳng ai lại ủng hộ những người khôn vặt, đi lên bằng sự cố gắng của người khác. Cách bền vững nhất để tồn tại chính là đi trên chính đôi chân mình, còn việc đi lên bằng sự lọc lõi, khôn vặt thì sớm muộn thành công cũng sẽ vụt mất.

Dù bạn thông minh đến đến cũng sẽ có người thông minh hơn bạn. Nên là một người khôn ngoan hãy sử dụng trí thông minh để đạt được thành  công và được người khác kính trọng. Đừng dùng nó để lợi mình hại người, bởi sẽ có lúc bạn bị rơi vào cái “bẫy” cho chính trí thông minh của mình giăng ra.

Xem thêm: Giấy chứng nhận làm người – Bài học sâu sắc về nhân cách và lối hành xử ở đời

[ad_2]