[ad_1]

Bộ Giao thông vận tải đang quyết liệt hoàn chỉnh các thủ tục để phê duyệt dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 trước ngày 30/6, khởi công trong tháng 12/2022. Bộ cũng lưu ý các đơn vị bám sát các mốc tiến độ thực hiện dự án đã cam kết…

729km cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 được đầu tư theo hình thức đầu tư công và áp dụng chỉ định thầu. 729km cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 được đầu tư theo hình thức đầu tư công và áp dụng chỉ định thầu.

Bộ Giao thông vận tải vừa có thông báo số 73 về kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Quyết liệt triển khai, hoàn chỉnh các thủ tục để phê duyệt dự án đầu tư trước ngày 30/6/2022, khởi công trong năm 2022, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chỉ đạo các Ban Quản lý dự án xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết theo tiến độ yêu cầu theo tiến độ tổng thể.

 

Theo đó, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng làm 3 đợt cho các địa phương từ ngày 15/3/2022 đến 30/6/2022. Tiếp đó, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ ngày 30/5/2022 đến 30/6/2022, khởi công từ ngày 30/11/2022 – 31/12/2022.

Về việc tổ chức lập, hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng, xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án phải đáp ứng tiến độ gửi Bộ Tài nguyên & Môi trường trước ngày 10/4/2022, Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 20/4/2022.

Đối với một số nội dung vướng mắc trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, trên cơ sở thực tiễn triển khai dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Bộ Giao thông vận tải thống nhất định hướng một số giải pháp thiết kế cho các các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025, khắc phục một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Cụ thể, thứ nhất, về nút giao: thiết kế chỗ giao nhau trên đường cao tốc đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012. Nguyên tắc chung là các cầu vượt ngang vượt trên đường bộ cao tốc, ngoại trừ các trường hợp có tính chất đặc thù đường cao tốc vượt, tư vấn nghiên cứu, phân tích, tính toán, luận chứng lựa chọn giải pháp phù hợp.

Trong mọi trường hợp đều phải có tính toán năng lực thông thành làm cơ sở thiết kế nút giao.

Thứ hai, về vị trí dừng xe khẩn cấp, chiều rộng vị trí dừng xe khẩn cấp các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có bề rộng mặt đường là 2,0m và 0,75m lề đất, thống nhất điều chỉnh phù hợp với quy định tại TCVN 5729-2012.

Với các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, giao Cục Quản lý xây dựng tham mưu Bộ văn bản chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư điều chỉnh cho phù hợp với giải pháp trên.

“Về khoảng cách bố trí vị trí dừng xe khẩn cấp, thống nhất nguyên tắc bố trí với khoảng cách khoảng 4-5km/vị trí, nên bố trí kết hợp tại các vị trí hầm chui dân sinh, các vị trí cống hộp thoát nước khẩu độ lớn… để tận dụng khi mở rộng theo quy mô quy hoạch”, Bộ Giao thông vận tải chỉ rõ.

Thứ ba, về giải pháp thiết kế công trình tại các khu vực có nền đất yếu, ngập lụt, tư vấn nghiên cứu các giải pháp sử dụng kết cấu công trình để giảm chiều cao đắp đường đầu cầu, rút ngắn thời gian thi công, so sánh kinh tế – kỹ thuật để lựa chọn phương án tối ưu.

Với các khu vực ngập lụt, tư vấn khảo sát, tính toán khẩu độ và bố trí đầy đủ công trình thoát nước đảm bảo yêu cầu thoát lũ.

Thứ tư, về việc thiết kế hệ thống giao thông thông minh (ITS), Bộ Giao thông vận tải giao Ban Quản lý dự án 6 tổ chức lập thiết kế cơ sở, tính toán chi phí của hệ thống ITS và thu phí của toàn bộ 12 dự án thành phần giai đoạn 2021 – 2025 để đảm bảo tính thống nhất, kết nối và hiệu quả.

Sau khi hoàn thành, Ban 6 tách hồ sơ thiết kế cơ sở, chi phí theo từng dự án thành phần và bàn giao cho các Ban Quản lý dự án để tổng hợp vào các dự án thành phần.

Về trung tâm điều hành tuyến, thống nhất nguyên tắc mỗi dự án xây dựng 01 trung tâm điều hành tuyến, trường hợp các dự án có chiều dài ngắn có thể nghiên cứu kết hợp với các dự án liền kề trên cơ sở kết hợp các chức năng như điều hành thu giá dịch vụ, quản lý vận hành đường cao tốc, vận hành hầm nếu có…

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, được cấp có thẩm quyền nghiệm thu sẽ bàn giao toàn bộ hệ thống đường gom, cầu vượt ngang và hầm chui dân sinh cho địa phương quản lý khai thác.

“Các Ban Quản lý dự án được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án; kiểm soát chặt chẽ tiến độ lập dự án đầu tư, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương điều chỉnh, bổ sung nhân sự, thiết bị trong trường hợp chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra; đặc biệt bám sát các mốc tiến độ thực hiện dự án đã cam kết”, Bộ Giao thông vận tải lưu ý.

 

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022. Chính phủ có Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 triển khai Nghị quyết 44/2022/QH15, chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tập trung, quyết liệt triển khai, hoàn chỉnh các thủ tục để phê duyệt dự án đầu tư trước ngày 30/6/2022, khởi công trong năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Dự án có quy mô đầu tư khoảng 729 km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công.

Địa điểm thực hiện dự án là từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau. Tổng mức đầu tư dự án là 146.990 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 bố trí 119.666 tỷ đồng.

#box1646035440490{background-color:#cde5cf}

[ad_2]