[ad_1]

Phong thủy phòng khách chủ yếu bao gồm các phương diện là vị trí phòng khách, màu sắc cơ bản phòng khách, bài trí nội thất phòng khách.

Vị trí phòng khách

Huyền không phi tinh chia ngôi nhà hoặc từng căn phòng thành 9 phần, gồm khu vực trung cung và 8 hướng. Mỗi cung hướng được một sao chiếu trong suốt cả năm (tính cố định từ ngày 4/2 Dương lịch của năm này (thời điểm Lập Xuân) đến ngày 3/2 của năm sau). Bước sang ngày 4/2 của mỗi năm, các sao sẽ di chuyển tới vị trí mới. Vì vậy, trước năm mới, người ta thường sắp đặt lại nhà cửa, bài trí đồ phong thủy để tăng cường vận may, hóa giải vận xấu cho cả năm tiếp theo.

Phong thủy tương tự như thuật châm cứu cho ngôi nhà của bạn, năng lượng có thể thịnh hay suy bởi vị trí của ngôi nhà và sự tương quan giữa các phòng ốc hoặc của những vật thể khác. Điều này đã được nghiên cứu qua nhiều thế kỷ thông qua công tác quan sát và thực hành. Phong thủy phòng khách chủ yếu bao gồm các phương diện là vị trí phòng khách, màu sắc cơ bản phòng khách, bài trí nội thất phòng khách.

Nếu có điều kiện về không gian phòng khách, nên thiết kế tại mặt trước của căn nhà, như vậy sẽ đảm bảo tính riêng tư và sự yên tĩnh cho phòng ngủ và phòng sách. Nếu không thể, thì nên lựa chọn không gian có khí trường tốt để thiết kế phòng khách.
Ảnh: Dũng Minh
Ảnh: Dũng Minh

Trong phong thủy có khái niệm về tâm của ngôi nhà và các phòng ốc gọi là “hoàng cực”. “Hoàng cực” trong ngôi nhà được phân thành hoàng cực đại và hoàng cực tiểu.

Đại hoàng cực là điểm trung tâm của cả căn nhà, tiểu hoàng cực là điểm trung tâm của một căn phòng nào đó. Nguyên tắc phong thủy là tại các “hoàng cực” tuyệt đối không bày biện những vật đặc, nặng, nước, vì sẽ lấp mất “huyệt nhãn”, ảnh hưởng tới việc phát sinh khí và khí vượng. Tại hoàng cực của phòng khách nên là không gian cộng hưởng, thông thoáng giúp cho sinh khí và khí vượng thoát ra phát tán toàn bộ căn nhà.

Cửa của phòng khách bao gồm cửa sổ và cửa ra vào tuỳ vào độ rộng lớn của mặt bằng để bố trí số lượng cửa và diện tích. Nhưng không nên quá ít cửa, không gian tù túng, trệ khí, nhưng cũng không nên nhiều quá, nhất là cửa sổ, bởi dương khí quá nhiều, dòng khí bị phân tán… cần đảm bảo nguyên tắc “thái quá bất cập” của phong thủy.

Màu sắc của phòng khách

Màu sắc có khả năng tương tác mạnh đến tâm lý của người sống trong không gian đó, nên màu sắc của phòng khách phải tạo cảm giác thoải mái, tao nhã, thoáng rộng khiến cho người khách khi đến nhà có thiện cảm với chủ nhân.

Màu sắc của phòng khách dù là màu gì cũng phải đảm bảo yêu cầu quan trọng là có sự biến đổi từ sàn nhà, tường nhà đến trần nhà. Trần nhà phải luôn có gam màu sáng nhất, nền nhà phải luôn có gam màu sẫm nhất, còn gam màu tường trung hoà ở giữa nhằm tạo cảm giác cân bằng về tâm lý đối với người ở, vì theo phong thuỷ, trần nhà phòng khách tượng trưng cho trời, nền nhà tượng trưng cho đất.

Màu sắc của phòng khách có tông màu gì là chính phải căn cứ vào phương vị của phòng khách và sâu hơn nữa, trong phong thủy còn mang mục đích kích hoạt hay chế hoà sát khí. Thông thường, chọn màu Kim trắng, Mộc xanh lá, Thủy xanh da trời, Hoả đỏ, Thổ vàng để làm màu cơ bản cần trang trí.

Phòng khách ở phương Bắc: Mặt tường sơn màu xanh lá cây nhạt hoặc màu xanh nước biển, rèm cửa sổ không hợp với màu sắc sặc sỡ.

Phòng khách ở phương Nam: Mặt tường sơn vẫn dùng màu xanh lá cây nhạt, màu hoa hồng nhạt, da cam nhạt.

Phòng khách ở phương Tây, Tây Bắc: Sơn màu trắng trên nền màu trắng có hoa văn màu vàng nhạt, rèm cửa sổ có thể dùng màu vàng kim đồng thời lót thêm màu trắng trong suốt của vải the.

Phòng khách ở phương Đông, Đông Nam: Sơn màu xanh cây cỏ, xanh da trời nhạt, tím nhạt, rèm cửa sổ có thể chọn dùng rèm có vẽ hình hoa cỏ hoặc lá trúc xanh.

Phòng khách ở phương Đông Bắc, Tây Nam: Trung cung ngôi nhà thì mặt tường sơn màu vàng nhạt, ghế sofa có thể dùng gam màu cà phê, rèm cửa sổ có thể lấy màu.

Bài trí nội thất trong phòng khách

Phòng khách là nơi mọi người tụ họp, nghỉ ngơi, nên không gian cần tạo cảm giác thoáng rộng, dòng khí phải được lưu thông, đủ ánh sáng tự nhiên. Đồ bày trong phòng khách tuyệt đối không quá nhiều, đường đi lối lại phải thuận lợi. Bàn ghế bài trí theo thế “ngưỡng khí”, còn gọi là thế “ngưỡng khách”, thế thu vào “thôi tài” thế hưởng lợi, đặc biệt là ghế của chủ nhân tuyệt đối không ngồi quay lưng ra cửa chính. Nếu quay lưng ra cửa sổ phải kéo kính, kéo rèm, tránh rơi vào thế bị động, thế bất ổn.

Trong phòng khách nếu có quá nhiều dầm xà nên làm trần giả che dầm xà, tránh kê bàn ghế dưới dầm xà.

Phòng khách nếu kết hợp thờ cúng thần vị thì phải sắp đặt theo những điểm chính trong cách bài trí ban thờ riêng. Phải dựa trên tinh thần: Kính thần như thần đang có thật, tránh sắp đặt qua loa, thái độ phải thành khẩn, tôn kính.

Két sắt không thích hợp bày biện trong phòng khách dù là két sắt chỉ đựng giấy tờ. Bồn cây, bể nước không nên quá nhiều và phải được thay nước sạch sẽ tránh tù đọng, ẩm thấp, âm thịnh dương suy. Tránh chơi cây có gai, cây thân rỗng trong nhà, với cây thân rỗng, nếu chơi phải buộc dây đỏ lên cây.

Khi phòng khách nằm ngay mặt trước nhà, giá tủ để giày dép đặt phía tay phải cửa ra vào và không nên quá cao, độ cao thông thường dưới hông người lớn.

Tranh ảnh treo có nội dung tích cực màu sắc tươi sáng, phù hợp với không gian tường treo. Tránh bài trí những tượng, đồ vật có hình dáng quái dị gây phản cảm hoặc sợ hãi trong phòng khách.

 

Thuyền lớn nhập cảng: Tàu thuyền trong tranh hoặc những mô hình tàu thuyền chất đầy vàng bạc châu báu với mũi thuyền quay vào nhà là nhằm chỉ “tài lộc nhập gia”.

Nước chảy vào trong: “Thủy chủ tài” nên phải đổ vào trong, không đổ ra ngoài cửa xuất hiện nhiều ở các sản phẩm phong thủy luân. Đơn giản hơn các bình đựng nước có vòi tuyệt đối không để vòi hướng ra cửa.

Bài trí tranh ảnh hoặc tượng rồng: Phải để đầu rồng chầu về phía nước hoặc phun nước. Tượng rồng nếu ngậm viên châu thì không để nhìn ra cửa mà chầu mặt chủ. Còn nếu tượng rồng miệng có lưỡi, miệng rỗng thì cho nhìn ra cửa hoặc nhìn ngang nhà, không đặt tượng rồng chầu chủ lúc này. Tuyệt đối không được đặt tượng rồng nhìn đối diện với bàn thờ với những phòng khách có kết hợp không gian thờ tự hay đặt tượng rồng trên cao mà nhìn sau lưng ghế chủ ngồi.

Tranh cửu long phải chú ý trong tranh có 1 con rồng là Chính long, Chủ long nếu không treo tranh lên sẽ mất đi hòa khí. Tranh rồng luôn bày bên tay trái tính từ trong nhà nhìn ra.

Bài trí kiếm: Dù là kiếm gỗ hay kiếm bằng kim khí cũng đều nên có tua màu đỏ ở phía tay cầm để trở nên mềm mại tránh tạo sát khí.

Ngựa tượng trưng cho tài lộc: Đi với khỉ mang ý nghĩa nhanh chóng thăng quan tiến chức nên hay được bày trong phòng khách, nhưng cần chú ý, đầu ngựa nếu có dưới 4 con thì hướng ra ngoài để cầu tài cầu lộc. Nhưng khi có một đàn ngựa – bát mã, thì phải để cho đàn ngựa chạy vào trong nhà và bày bên tay trái tính từ trong nhà nhìn ra. Những tranh hay bộ tượng bát mã cũng cần phải có Chính mã hay Chủ mã nếu không sẽ gây nhiều biến động không tốt khi sử dụng.

Riêng bày hươu: Phải quay đầu vào trong bởi hươu âm Hán Việt là “Lộc”, đầu hươu quay vào có nghĩa là “Lộc đáo gia”.

Bài trí tất cả các loài chim như chim ưng, chim đại bang…đầu chim hướng ra ngoài vì tránh “chim sa cá nhảy”.

 

[ad_2]