[ad_1]

Quỷ Cốc Tử được xem là một bậc thầy, một huyền thoại về binh pháp của Trung Hoa từ trước Công Nguyên. Những học thuyết có giá trị vô cùng quý báu trong các chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng tư duy mưu lược.

Quỷ Cốc Tử được xem là một bậc thầy, một huyền thoại về binh pháp của Trung Hoa từ trước Công Nguyên. Ông cũng là thầy của những nhân vật quân sự kiệt xuất như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẩn, Bàng Quyên.

Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử và các kế sách áp dụng trong kinh doanh

Sách của ông để lại đến nay chỉ còn khảo cứu lại được 15 thiên, chính là tinh hoa về những chiến thuật quân sự. Đồng thời, những học thuyết lại có giá trị vô cùng quý báu trong các chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng tư duy mưu lược, có thể tổng hợp trong những Kế sách sau:

1. Dĩ tĩnh chế động

Để đối phương nói, tức lạ họ rơi vào trạng thái Động. Ta giữ sự im lặng, điềm tĩnh tức là Tĩnh. Đây có thể gọi là Dĩ tĩnh chế động. Theo đó, chúng ta sẽ lắng nghe đối phương “thao thao bất tuyệt”, nhằm khai thác và nắm bắt họ. Đây có thể xem là một vũ khí lợi hại trên bàn đàm phán.

Thực tế, trong quá trình phỏng vấn ứng viên, các nhà tuyển dụng sẽ chăm chú lắng nghe rất nhiều để có thể nắm bắt được tâm lý, tính khí của người đối diện dựa trên cách họ nói. Cách diễn đạt và trình bày sẽ bộc lộ tính cách của họ.Khi tiếp xúc khách hàng, ta cũng nên giữ sự tĩnh lặng để lắng nghe ý kiến của họ, việc cắt lời khi không cần thiết được xem như là một hành vi thiếu tôn trọng, gây cảm giác khó chịu với người đối diện.

Hãy nói những điều cần nói theo phương châm “nghe nhiều và nói vừa đủ”.Việc giữ thái độ điềm tĩnh cũng giúp chúng ta có sự cẩn trọng trong phát ngôn, tránh những sai sót, sơ hở. Vì lời nói như tên bay, không thu hồi được. Thế nên, các cụ xưa mới có câu “họa từ miệng mà ra”.Ý nghĩa của sự trầm lặng trong trò truyện, rất đa dạng khiến đối phương không khỏi băn khoăn, bối rối.

Nó cũng có thể là sự tán thành không lời hoặc cũng có thể là sự phản đối vô thanh, có thể là sự quyết tâm bảo lưu ý kiến cũng có thể là cách “hoãn binh” để suy xét đối sách thích hợp.Tuy nhiên, không nên im lặng một cách tiêu cực, thể hiện sự né tránh, yếu đuối. Đối với sự đả kích ác ý cần có thái độ phản kháng thích hợp.

Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử và các kế sách áp dụng trong kinh doanh

2. Ẩn nặc thành sự

Có thể hiểu đơn giản là che dấu sẽ thành công. Trong cạnh tranh kinh doanh, việc tối ưu hóa bảo mật các chiến lược, kế hoạch, các phát kiến được xem như một yếu tố vô cùng thiết yếu. Đặc biệt, là trong thời đại bùng nổ Kỷ nguyên số hóa như ngày hôm nay.

Những cụm từ như đánh cắp công nghệ, đánh cắp bản quyền, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, gián điệp kinh tế, gián điệp mạng cũng không còn mấy xa lạ.Việc giữ bí mật trong chiến lược kinh doanh không những mang lại những hiệu quả tốt cho mà còn tránh được những tổn thất, thiệt hại đến từ những kế hoạch chống phá của đối phương.

Nếu việc chư thực thi mà đã bị bại lộ, đối phương nắm bắt e sẽ khó thành công, ngược lại còn chịu những hậu quả nặng nề. Khéo léo che dấu mục đích, thực lực, tiến trình hoặc gây ra hiện tượng giả tạo khiến đối phương hiểu sai, không nắm bắt được, hay khiến đối phương coi thường chính là mấu chốt của kế sách “Ẩn nặc thành sự”.

Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử và các kế sách áp dụng trong kinh doanh

3. Dục thủ phản giữ

Có nghĩa là “Muốn lấy phải cho”. Điều này cũng tương tự như chuyện muốn câu được cá thì phải tốn mồi. Đây là một cơ mưu của hành động biện chứng.Bạn có thể bắt gặp phương pháp này rất nhiều trong các chương trình nhằm PR của các doanh nghiệp. Thông thường, để gây thiện cảm với khách hàng, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, các chiến lược là đánh vào các hoạt động hỗ trợ trong hội, các hoạt động thiện nguyện, các chương trình khuyến mãi,..

Họ chấp nhận cho đi và cái nhận lại chính là sự đón nhận của đại đa số quần chúng.Đây cũng là một nguyên tắc tất yếu của quy luật Nhân Quả: CHO-NHẬN. Nó không chỉ là nguyên tắc hành xử bên ngoài mà còn cần thiết trong nội bộ mỗi doanh nghiệp. Bạn muốn tất cả các nhân viên làm việc hết lòng hết sức trước hết bạn phải thể hiện sự đãi ngộ đối với họ.

Thuở xưa, để lấy lại cơ đồ đã mất, Việt Vương Câu Tiễn buộc phải làm thân nô bộc tại đất khách quê người, đem cống nạp Tây Thi cho Ngô Vương Phù Sai hòng giữ lại mạng sống mà phục quốc,báo thù.

4. Nhân sự vi chế

Nghĩa là xử lý mọi việc tùy theo tình hình. Sự vật, sự việc biến hóa đều có nhiều dạng, nhiều vẻ khác nhau nên tùy theo đó mà có mưu kế đối phó thích hợp. Trong kinh doanh thì diễn biến trên thị trường rất phức tạp, lại mỗi thời mỗi khác. Là người lãnh đạo doanh nghiệp cũng không nên y y nhất nhất bảo thủ.

Sự xoay chuyển cơ động, linh hoạt theo từng tình huống khác nhau giúp chúng ta thích nghi, bắt kịp thời đại. Qua đó, doanh nghiệp mới không ngừng sáng tạo, đổi mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thương trường khốc liệt. Có thể nói là “Tùy cơ ứng biến”.

Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử và các kế sách áp dụng trong kinh doanh

5. Xuất kỳ chế thắng

Phải dùng mưu kế khác thường để giành thắng lợi. Kinh doanh hơn thua nhau ở chỗ đọc đáo, mới lạ. Nếu việc chưa ai làm bạn dám can đảm thực thi thì sẽ mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp của bạn.

Vì nếu ai cũng nghĩ đến sự không thể ắt hẳn thế giới này đã không có những phát kiến vĩ đại giúp thay đổi nhân loại, những điều mà người ta nghĩ là điên rồ. Mấy ai trong thế kỷ 19 có thể nghĩ rằng con người có thể đặt chân lên mặt trăng.Trên mặt trận Marketing, PR, quảng cáo thì việc phải dùng ý lạ là yếu tố quyết định sự thành bại của cả một chiến lược.

6. Chiêu hiền đãi sĩ

Không ai dám phủ nhận được sức mạnh của tư duy. Lực lượng chất xám của một doanh nghiệp chắc chắn quyết định thành bại của doanh nghiệp ấy. Đấy chính là bộ não của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tìm được người hiền sĩ mới là vấn đề cốt lõi. Nếu kẻ có tài nhiều thiếu đức thì cũng là mối họa về sau.Từ cổ chí kim, những người lập nên đại nghiệp không ai không coi trọng nhân tài.

Nhân tài chiêu nạp mới chỉ là bước mở đầu. Muốn dùng được nhân tài,dùng được tốt và thích đáng thì người lãnh đạo phải tốn công sức điều tra, nghiên cứu, sắp đặt bố trí nhân lực thích hợp nhất với tài năng và tính tích cực của họ. Qua đó, phát huy hết sở trường và năng lực của họ.

Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử và các kế sách áp dụng trong kinh doanh

7. Bịt kín khe hở

Có câu: “Lổ thủng nhỏ làm đắm chiến thuyền”. Quỷ Cốc Tử khuyên rằng: “Thánh nhân thấy mầm mống tai họa thì tìm cách loại bỏ ngay”. Người làm nên đại sự không ai là không cẩn trọng từ việc nhỏ. Mọi việc trong quá trình kinh doanh,sản xuất đều phải rất tỉ mỉ từ khâu nhỏ nhất. Một hạt sạn không như ý cũng có thể làm uy tín doanh nghiệp chao đảo.

Vạn vật trên đời không thể thập toàn, thập mỹ nên trong mỗi thứ đều tiềm tàng nhân tố gây ra hiểm họa. Không có bức tường nào là không có khe hở mà tường đổ là do khe hở.Như vậy,muốn loại bỏ những rủi ro thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn quan sát, suy tính, phân tích dựa trên các cơ sở dữ liệu thu thập được. Cần sàng lọc thông tin thật giả lẫn lộn, tránh bị đánh lừa bởi những hiện tượng giả và những cảm giác sai lầm làm lạc hướng.

8. Mật ngọt chết ruồi

Đây có thể gọi là cách dùng sự vuốt ve để khống chế người khác. Quỷ Cốc Tử cho rằng khi dùng thuật vuốt ve để khống chế người khác thì cần quan sát, thăm dò nội tâm của họ tìm hiểu xem họ thích gì, ghét gì mà chiều theo ý ấy. Đây chính là kế sách “mua chuộc lòng người”Trong mặt trận ngoại giao, đây cũng có thể coi là phương án để thiết lập, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cộng sự và đối tác.

Bậc thầy mưu trí Quỷ Cốc Tử và các kế sách áp dụng trong kinh doanh

9. Thanh thế

Xã hội là tập hợp các con người, ai ai cũng ra sức phấn đấu, nhưng sức mạnh cá thể đơn độc thì khó lòng tồn tại được. Bởi có câu: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”, 1 con hổ dù mạnh cũng khó chống lại bầy sói. Muốn làm nên sự nghiệp thì không chỉ dựa vào sức bản thân mình mà cần sự trợ giúp của tập hợp những con người khác.

Nên có thể hiểu, THANH THẾ chính là sức mạnh của tập thể. Vì vậy, bậc thánh nhân từ xưa để thành đại nghiệp đã biết tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau để phô trương thực lực của mình, phô trương thanh thế, áp đảo đối phương, giành ưu thế trên mặt trận.

[ad_2]