[ad_1]

Các yếu tố này đều liên quan tới tính bền vững, bao gồm giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu, cắt giảm khí thải carbon, và đảm bảo sức khỏe và hiệu suất của khách thuê.

Ba yếu tố mới trong việc định giá bất động sản

Các nhà đầu tư đang chú ý nhiều hơn đến các rủi ro về biến đổi khí hậu khi lựa chọn bất động sản, bên cạnh các tác động về mặt xã hội và sức khỏe mà bất động sản đó có thể mang lại. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc xác định giá trị tài chính của bất động sản đó, nhất là khi áp lực công trình phải đảm bảo tính bền vững ngày càng tăng lên từ phía các cơ quan quản lý, khách thuê, và các bên cho vay.

Giải quyết rủi ro từ biến đổi khí hậu

Từ lũ lụt đến nắng nóng, các nhà đầu tư ngày càng nhận thức được tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đối với danh mục bất động sản mà họ rót vốn. Nhiều chủ đầu tư còn tiến hành lập mô hình rủi ro từ những tác động của thời tiết và môi trường đến bất động sản để phòng ngừa trong tương lai.

Tại nhiều nơi như Hoa Kỳ, thời tiết đã trở nên khắc nghiệt hơn gấp 4 lần trong vòng 4 thập kỷ qua. Do đó, các nhà đầu tư, nhà phát triển và khách thuê ngày càng hiểu rằng bất động sản cần phải có khả năng chống chọi và giải quyết các rủi ro về biến đổi khí hậu ngày càng tăng.

Khi nhà đầu tư và khách thuê xem xét bất động sản và thị trường dưới lăng kinh rủi ro này, thì công ty bảo hiểm và các bên cho vay cũng sẽ điều chỉnh mức giá bảo hiểm và mức tín dụng cho vay đối với bất động sản đó một cách tương ứng.

Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Đức và Canada đã ban hành tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu bắt buộc với các tòa nhà. Điều này cũng đang được thảo luận ở các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ. Đây sẽ là một áp lực khiến các nhà đầu tư ngày càng coi trọng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các bát động sản mà họ rót vốn.

Giảm khí thải carbon

Khi ngày càng có nhiều công ty công bố mục tiêu Net Zero về khí thải carbon, thì việc giảm lượng khí thải này từ các tòa nhà đang trở thành một trong những ưu tiên. Các tòa nhà không theo kịp xu hướng này sẽ trở nên tụt hậu, bởi có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự chênh lệch về mặt giá trị tài chính giữa một bất động sản tiết kiệm năng lượng và không sử dụng năng lượng hiệu quả. Theo báo cáo, các tòa nhà nhận được chứng chỉ xanh được đóng mức phí bảo hiểm thấp hơn, đạt mức giá thuê cao hơn (tại Mỹ, tỷ lệ này có thể là từ 4-11%), và có tỷ lệ lấp đầy tốt hơn.

Các giải pháp để giảm khí thải carbon phổ biến với một tòa nhà là sử dụng năng lượng tái tạo, giảm năng lượng tiêu thụ thông qua việc vận hành tòa nhà bằng công nghệ hiện đại, đồng thời tập trung vào thiết kế bền vững.

Tăng cường sức khỏe và hiệu suất làm việc của khách thuê

Các tòa nhà sẽ được định giá dựa trên cả việc tối ưu hóa sức khỏe, hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng của khách thuê và người lao động. Ví dụ, một tòa nhà có không khí sạch hơn sẽ cải thiện năng lượng và mức độ gắn kết của người lao động, từ đó tăng cường năng suất và hiệu quả làm việc. Do vậy, đây cũng cũng là những yếu tố mà các khách hàng sẵn sàng chi trả khi thuê không gian trong tòa nhà.

Nghiên cứu từ Allen và McComber cho thấy chỉ riêng tại Hoa Kỳ, tiết kiệm năng lượng và tăng năng suất từ ​​việc cải thiện môi trường trong các tòa nhà mang lại từ 25 tỷ đến 150 tỷ USD mỗi năm.

Đặc biệt, đại dịch đang diễn biến khó lường khiến nhu cầu đối với các không gian bền vững và lành mạnh ngày càng cao, kéo theo sự thay đổi lâu dài hơn trong thái độ của các nhà đầu tư và khách thuê đối với các tòa nhà xanh.

Guy Grainger, Giám đốc Toàn cầu về Dịch vụ Bền vững & ESG tại JLL, cho biết: “Sự thay đổi kỳ vọng này đồng nghĩa với việc các tòa nhà cần phải đáp ứng những yêu cầu mới của cả khách thuê và nhà đầu tư, cho dù đó là sức khỏe hay sự hài lòng, rủi ro khí hậu hay tác động xã hội. Bởi vì đây chính là những yếu tố góp phần định giá các tòa nhà trong tương lai”.

[ad_2]