[ad_1]

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Võ Thị Ánh Xuân được Bộ Chính trị phân công giữ quyền Chủ tịch nước…

Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV về công tác nhân sự Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV về công tác nhân sự

Chiều ngày 18/1/2023, kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tại phiên họp, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV.

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội nhiều khóa phân công, phê chuẩn, bầu giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng Chính phủ đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có đơn gửi Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Sau khi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến; Quốc hội đã thảo luận tại Đoàn về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nướcBà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước. Việc này căn cứ vào Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và kết luận của Bộ Chính trị về phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ quyền Chủ tịch nước.

 

Nhiệm kỳ trước, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước.

Hiến pháp năm 2013 quy định, Chủ tịch nước đứng đầu Nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại. Trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu nhân sự mới.

Bà Võ Thị Ánh Xuân 53 tuổi, quê huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, trình độ cử nhân Sư phạm Hóa học, thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Bà là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 11, Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12 và 13; đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.

Bà Xuân từng bốn năm là giáo viên trường THPT Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên; sau đó làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy. Từ tháng 8/2001 đến 1/2013, bà làm Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; Bí thư Thị ủy Tân Châu.

Từ tháng 2/2013, bà giữ chức Phó chủ tịch tỉnh, Phó bí thư rồi Bí thư tỉnh An Giang. Tháng 4/2021, bà được Quốc hội bầu làm Phó chủ tịch nước.

Nguồn: https://vneconomy.vn/ba-vo-thi-anh-xuan-giu-quyen-chu-tich-nuoc.htm

[ad_2]