[ad_1]

Bà được khen là
Ảnh: Soundofhope

Có thể thấy họa cung đình cùa nhà Hán và nhà Đường, ví như Lã Hậu của Hán Cao Tổ, Võ Hậu nhà Đường, quản lý hậu cung của triều Minh cực kỳ nghiêm khắc, kiên quyết không cho hậu cung tham gia vào chính sự, về điểm này thì Chu Nguyên Chương Minh Thái Tổ đã quy định rất rõ ràng, trong “Hoàng Minh Tổ huấn” có nói rằng: “Phàm là hoàng hậu thì chỉ quản lý nữ nhân ở trong cung, bên ngoài cửa cung thì tất cả mọi việc đều không được can dự”.

Nhưng mọi việc đều có ngoại lệ, con trai của hoàng hậu vào thời nhà Minh đã ra sắc lệnh rõ ràng rằng: “Phàm là những việc trọng đại đều phải tâu lên Hoàng thái hậu, sau đó mới thi hành.” Điều này đã làm cho bà với thân phận Thái hoàng thái hậu, danh chính ngôn thuận tham gia vào việc quốc gia, cũng là độc nhất vô nhị vào thời nhà Minh. Hơn nữa, nhờ sự trợ giúp của bà mà vương triều Đại Minh có thể thái bình thịnh thế, người phụ nữ quyết đoán này là Trương hoàng hậu của Minh Nhân Tông. Được sử gia cho là “Nữ trung Nghiêu Thuấn”.

Trương Thị là con gái của Chỉ huy sứ Trương Kỳ, năm Hồng Vũ thứ 28 (năm 1395), bà được gả cho Yến Vương Thế tử Chu Cao Sí. Sau khi Chu Đệ xưng đế, Chu Cao Sí được lập làm thái tử, Trương Thị được phong làm thái tử phi. Theo chính sử ghi chép lại, Trương Thị trời sinh tính hiếu thảo, hiền lành, hầu hạ Minh Thành Tổ, Từ hoàng hậu rất chu đáo, khiến cha mẹ chồng rất vui lòng.

Không chỉ vậy, Trương Thị sinh con trai Chu Chiêm Cơ thông minh lanh lợi, được Minh Thành Tổ rất yêu mến, còn gián tiếp trợ giúp cho Chu Cao Sí củng cố vị trí thái tử. Năm Vĩnh Lạc thứ 22 (năm 1424), Minh Thành Tổ bị bệnh qua đời, Chu Cao Sí lên ngôi, chính là Minh Nhân Tông, sắc phong Trương Thị làm hoàng hậu, con trai trưởng Chu Chiêm Cơ làm thái tử. Nhân Tông ngày đêm vất vả chính sự, Trương Thị luôn ở bên cạnh trợ giúp. Đáng tiếc là Nhân Tông tại vị chưa được 9 tháng thì băng hà, hưởng dương 47 tuổi.

Ngay sau đó thái tử Chu Chiêm Cơ lên ngôi, trở thành Minh Tuyên Tông, tôn mẫu thân làm thái hậu, phàm việc quốc gia đại sự thì đều phải nhờ bà cân nhắc quyết định. Mà Trương thái hậu cũng thường xuyên nhắc Tuyên Tông phải coi trọng các đại thần chính phái trung thực, chú ý đến nỗi khổ của bách tính, nghiêm cấm thái giám, người ngoài tham gia vào chính sự.

Chính nhờ sự dạy dỗ của Trương thái hậu, Tuyên Tông đã quản lý quốc gia được đâu ra đấy, khiến trong nước an ninh, thái bình, sức mạnh quốc gia cũng ngày càng đi lên, lịch sử gọi là “Nhân Tuyên thịnh thế”. Tuyên Tông tại vị được 10 năm, vào tháng giêng năm Tuyên Đức thứ 10 (năm 1435) thì băng hà, hưởng dương 38 tuổi.

Chu Kỳ Trấn gần 9 tuổi tại vị, chính là Minh Anh Tông, Trương thái hậu cũng được thăng lên làm Thái hoàng thái hậu. Vì Anh Tông còn quá nhỏ, chưa có năng lực coi việc chính sự, Trương Thị liền bổ nhiệm 5 trọng thần Trương Phụ, Dương Sĩ Kỳ, Dương Vinh… phụ giúp việc chính sự, tham gia quyết định việc quốc gia đại sự.

Đúng như dự đoán, dưới sự giúp đỡ của nhóm người Dương Sĩ Kỳ, tình hình quốc gia trong những năm Minh Anh Tông đầu tiên đã được nâng cao hơn nữa, khắp nơi đều là cảnh tượng thái bình. Mà Trương Thị cũng thường xuyên quan tâm đến xu hướng trong cung cũng như ngoài cung, một khi phát hiện có gian thần thì lập tức ra tay can thiệp, tất nhiên sẽ chọn thời khắc quan trọng nhất.

Lúc đó, Ti lễ thái giám Vương Chấn bởi vì được Anh Tông sủng ái, đã nhiều lần can dự vào việc nội các. Trương Thị sau khi biết được thì cho đòi Vương Chấn vào cung, hạ lệnh đem ông ta đi xử tử, hoàng đế và các đại thần thấy vậy đều quỳ xuống đất xin tha tội, Thái hoàng thái hậu lúc này mới tha cho Vương Chấn, cũng cảnh báo ông ta không được nhúng tay vào việc nội các nữa. Trương thị chú tâm dạy cháu, cũng thanh trừ hết những nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia, vì thế cũng đã tiêu hao hết những khí lực cuối cùng.

Tháng 10 năm Chính Thống thứ 7 (năm 1442), Trương Thị như ngọn đèn dầu đã cạn, cũng không trợ giúp cháu được nữa, sau khi lưu lại di chiếu thì qua đời, được tôn là “Thành hiếu cung túc minh đức hoằng nhân thuận thiên chiêu thánh chiêu hoàng hậu”, cùng Nhân Tông hợp táng.

Trương Thị sau khi qua đời, cả nước đều đau thương. Trở thành vị Thái hoàng thái hậu đệ nhất triều Minh, bà dùng tài đức sáng suốt của mình để bảo vệ cho Đại Minh gần 20 năm. Trước tiên phụ tá cho hai vị đế vương Nhân Tông, Tuyên Tông khai sáng thời kỳ “Nhân Tuyên thịnh thế”, sau đó lại giúp cho Nhân Tông còn nhỏ trưởng thành, chăm sóc bách tính, duy trì sự ổn định của triều đình, dùng cả đời phụng hiến cho Đại Minh, thật không hổ với 4 chữ “Thành Hiếu Minh Đức”.

Tiểu Phàm biên dịch
Theo Lý Tĩnh Nhu – Soundofhope

Xem thêm

[ad_2]