[ad_1]

Bà 12 tuổi ‘gặp may’, 15 tuổi thành Hoàng hậu trợ giúp cho 2 Hoàng đế, kéo dài vương triều 70 năm
Ảnh: Soundofhope

Trong dòng sông dài của lịch sử, có một nhóm người đã bị vùi dập theo những cơn sóng của tháng năm, thành bùn thành cát, nhưng chính họ đã hình thành dinh dưỡng để bồi đắp cho bờ sông Hoàng Hà. Trong bầu trời lịch sử mênh mông, có một nhóm người âm thầm lặng lẽ, chiếu sáng bầu trời đêm, nhưng tên họ của họ đều không được lưu lại.

Tuy nhiên nếu không có họ thì quỹ đạo của lịch sử đều sẽ bị thay đổi, mà bánh xe thì không ngừng chuyển động, lịch sử có thể sẽ không như những gì chúng ta vẫn biết. Địa vị phụ nữ vào thời Trung Quốc cổ đại tương đối thấp, và có nhiều sách sử không ghi chép về họ, biết bao cô gái phong hoa tuyết nguyệt chỉ lưu lại một cái họ hoặc là một tước hiệu giản đơn, chúng ta rốt cuộc cũng không biết họ tên là gì, đến từ đâu, chỉ biết rằng họ đã thay đổi lịch sử với thân thể mỏng manh của mình.

Bà 12 tuổi ‘gặp may’, 15 tuổi thành Hoàng hậu trợ giúp cho 2 Hoàng đế, kéo dài vương triều 70 năm
Ảnh: Soundofhope

Nữ nhân nắm giữ triều chính trong lịch sử Trung Quốc cũng không ít, có rất nhiều tình huống là trẻ nhỏ đăng cơ. Như vậy thái hậu không thể không ra mặt để giúp đỡ vua xử lý việc thiên hạ. Và vị thái hậu xinh đẹp này cũng là như vậy, lúc ấy chồng bà qua đời, bà muốn chết theo chồng, nhưng sau khi được các đại thần cứu giúp thì bà lại giúp vương triều kéo dài thọ mệnh thêm 70 năm, bà chính là Phùng thái hậu vào thời kỳ Nam Bắc Triều.

Bà vốn là thuộc hoàng tộc Bắc Yên, tổ phụ là hoàng đế, chỉ là về sau quốc gia bị tiêu vong, cha của bà đến Bắc Ngụy làm đại quan. Nhưng dẫu sao quốc gia không giống nhau, về sau bị kẻ gian làm hại, Phùng gia lưu lạc tản mác, khi đó tiểu thư Phùng cũng bị đưa vào trong cung làm cung nữ. Chỉ là mệnh của bà cũng không tệ, bởi vì cô của bà là nữ sử trong hoàng cung, cho nên đã an bài cho bà hầu hạ ở bên cạnh Văn Thành Đế.

Phùng thị từ tướng mạo đến vóc dáng đều xuất chúng, hơn nữa lại thông minh lanh lợi, rất nhanh đã được hoàng đế chú ý đến, bà lúc 12 tuổi đã được “lâm hạnh” (ý chỉ việc hoàng đế tìm đến ngủ với các phi tần), sau đó trở thành quý nhân (nữ quan trong hoàng cung thời xưa). Phùng thị từ nhỏ đã biết cách để nắm giữ được tâm của đế vương, hơn nữa còn đi theo hoàng đế học đạo trị quốc, lúc 15 tuổi thì được phong làm hoàng hậu. Tuy làm hoàng hậu nhưng bà không có con cháu nối dõi, cho nên sau khi hoàng đế qua đời bà cũng muốn chết theo, nhưng may là được các đại thần cản lại.

Sau khi thái tử Thác Bạt Hoằng 12 tuổi và lên ngôi, chính là Hiến Văn Đế, Phùng hậu được tôn làm hoàng thái hậu. Vì hoàng đế còn nhỏ tuổi, tự nhiên sẽ có các đại thần muốn chiếm quyền, chẳng qua là những người này đều lần lượt bị Phùng thái hậu xử lý. Sau khi Nguyên Hồng, con trai của Hiến Văn Đế ra đời, Phùng thái hậu quyết định ngừng lâm triều chấp chính, đảm đương trách nhiệm nuôi dưỡng hoàng tôn (cháu của hoàng đế).

Bà 12 tuổi ‘gặp may’, 15 tuổi thành Hoàng hậu trợ giúp cho 2 Hoàng đế, kéo dài vương triều 70 năm
Ảnh: Soundofhope

Sau khi Hiến Văn Đế làm cha ở tuổi 14 và tự mình chấp chính, ông đã giáng chức nhiều bề tôi trung thành có năng lực đã từng trợ giúp cho Phùng thái hậu, bắt đầu đề bạt tâm phúc của mình. Về sau bởi vì mâu thuẫn ngày càng nhiều, Phùng thái hậu không thể khoan dung thêm nữa, bà đã dùng uy danh và thế lực của mình bức Hiến Văn Đế phải giao lại ngôi vị. Mà Hiến Văn Đế bị bức bách như vậy cũng không biết làm sao, đành phải truyền ngôi cho thái tự, còn mình làm thái thượng hoàng, năm đó ông mới 18 tuổi.

Bởi vì Hiếu Văn Đế còn nhỏ, Phùng thái hậu cảm thấy bản thân phải quản lý việc triều chính một lần nữa, và cũng vì đề phòng Hiến Văn Đế làm gì bất lợi với mình, cho nên đã hạ độc ông, về sau bà lại ra mặt để trợ giúp Hiếu Văn Đế. Sau khi Hiến Văn Đế chết, cục diện chính trị rung chuyển, tội phạm tham ô lại lần nữa dấy khởi, khiến cho triều đại Bắc Ngụy đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Vì muốn để cho triều đại Bắc Ngụy ổn định lâu dài, Phùng thái hậu đã thực thi nhiều biện pháp để hóa giải các nhân tố bất an. Bởi vì Phùng thái hậu hết lòng bồi dưỡng, Hiếu Văn Đế càng ngày càng thành thục, về sau toàn tâm thực hành Hán hóa, đẩy mạnh “Thái hòa cải chế”.

Tháng 9 năm 490, Phùng thái hậu 49 tuổi qua đời ở điện thái hòa của hoàng cung Bình Thành, thụy hiệu là Văn Minh Thái Hoàng Thái Hậu. Cái chết của Phùng thái hậu khiến Hiếu Văn Đế đau đớn vô cùng, đã an táng bà theo như quy cách của quốc vương. Nhìn chung, sau khi chồng chết, Phùng thái hậu trước sau đã buông rèm chấp chính 15 năm.

Trong thời gian bà chấp chính thì tiến hành đẩy mạnh giáo dục, tôn sùng Nho pháp, thực hành nhiều cải cách, bình đẳng về ruộng đất, chế độ tam trường (chế độ tam trường tức là 5 nhà lập thành một lân trường, 5 lân lập thành một lý trường, 5 lý lập thành một đảng trường) cũng thịnh hành vào thời này. Phùng thái hậu trước sau phụ tá 2 hoàng đế, dùng quyền mưu và trí tuệ cá nhân đóng góp rất lớn vào sự ổn định chính trị của vương triều Bắc Ngụy.

Tiểu Phàm biên dịch
Theo: Lý Tĩnh Nhu – Soundofhope

Xem thêm

[ad_2]