[ad_1]
Không phải ai cũng có những trải nghiệm thực tế để đúc kết những kinh nghiệm làm giàu nhưng ta có thể học hỏi rất nhiều điều từ 7 bài học đắt giá về cuộc sống này của chuyên gia tài chính John D. Spooner.
John D. Spooner là nhà tư vấn quản lý tài sản, tác giả vô số cuốn sách bán chạy về thành công và làm giàu. Một số cuốn sách nổi bật của ông như “Do You Want to Make Money or Would You Rather Fool Around?”, “Confessions of a Stockbroker” … Ông tin rằng những lời dạy cốt lõi về thành công không thay đổi, dù đã nhiều thế hệ trôi qua.
John D. Spooner chia sẻ: “Tôi có hai con trai, một con gái và một vài cháu ngoại. Và tôi không có kế hoạch nghỉ hưu sớm. Trên thực tế, tôi vẫn đang điều hành công ty quản lý hàng tỷ đô la mà tôi đã gắn bó trong nhiều thập kỷ, đồng thời viết cuốn sách thứ 13 của mình. Vì không phải tất cả chúng ta đều có thể có được những trải nghiệm thực tế, nên đây là 7 bài học về cuộc sống và tiền bạc cần thiết mà mọi người trẻ nên biết…”
Chuyên gia tài chính John D. Spooner
Ăn cùng giới “lão làng”
Kiến thức từ những người đã đi trước sẽ giúp đỡ ta rất nhiều, vì thế ta nên tìm cách trò chuyện với giới “lão làng”. Vị cố vấn tài chính này cho hay: “Tôi luôn nói với những người trẻ tuổi hãy tìm kiếm những người lớn tuổi nhất trong công ty của họ – hoặc những người đã làm việc ở đó lâu nhất – và mời họ ăn trưa. Nếu họ vẫn trụ vững ở công ty sau thời gian dài làm việc, họ phải có giá trị rất lớn với công ty và sẽ có thứ gì đó để chia sẻ với bạn.”
Những nhân viên lâu năm luôn sẵn sàng làm điều đó, bởi chẳng mấy ai lại tìm đến hỏi chuyện và muốn họ chia sẻ kinh nghiệm. Câu chuyện của họ sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp và cả ngành nghề, còn chưa kể còn có giá trị hơn các cuộc họp nhạt nhẽo và chỉ mang tính hình thức.
Đừng gửi email hay gọi điện vào sáng thứ 2
Thứ hai là ngày đầu tuần, vì thế mọi người thường rất bận rộn với công việc của họ và hiếm khi để ý tới điện thoại hay email. Thay vào đó, hãy tìm tới những người bận rộn vào chiều thứ ba trở đi, tốt hơn hết là sau bữa trưa. Khi ấy, những người bận rộn sẽ chấp nhận những cuộc gọi này nhiều hơn vì họ đã bắt kịp được nhịp sống trong tuần.
Lời khuyên cho khởi nghiệp
John D. Spooner chia sẻ thêm một số lời khuyên về khởi nghiệp như sau:
- Hành động nhanh chóng: Đừng chuẩn bị kế hoạch quá dài dòng, tốn thời gian nghiên cứu và tính toán chi li. Hãy chuẩn bị một bản kế hoạch dài 2 trang, đơn giản và rõ ràng để có thể bắt tay vào việc ngay lập tức.
- Tìm khách hàng trung thành: Hãy phục vụ tốt một số ít khách hàng, hơn là ôm đồm quá nhiều người. John D. Spooner cho hay: “Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ xác nhận được rằng ai đó trên thế giới thực sự muốn những gì bạn nghĩ rằng họ sẽ cần”.
- Bắt đầy càng sớm càng tốt: Mọi thứ càng trở nên khó hơn khi già đi, bởi chúng ta sẽ thiếu đi sự tự tin và nhiệt huyết tuổi trẻ. Có thể ta sẽ thất bại một vài lần, nhưng bất kì doanh nhân chân chính nào cũng phải nếm trải điều đó.
- Học về kế toán: Đây là điều mà không phải ai cũng nghĩ tới, nhưng John D. Spooner cho rằng rất quan trọng. Vị cố vấn tài chính cho biết, ta nên học một khóa về đọc báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Ông nói: “Khi có kiến thức về nó, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn khi giao dịch với nhân viên tài chính và trở nên đáng tin cậy hơn đối với các đối tác của mình.”
Không phải mối quan hệ nào cũng tốt đẹp
Có một thực tế là không phải lúc nào ta giúp đỡ một người hết sức mình thì họ cũng sẽ làm lại tương tự. John D. Spooner chia sẻ, ông đã học những bài học đắt giá khi hiểu rằng luôn có những người sẽ chỉ “nhận lại và nhận lại” thay vì “cho đi và nhận lại”.
Điều này giống như ta mua một cổ phiếu mà mình nghĩ là ý tưởng hay khi mua, rồi tích trữ nó vì tin rằng sẽ đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, khi cổ phiếu đi xuống, nhất là khi vượt quá mức có thể chịu đựng, ta phải quyết định cắt lỗ. Có nghĩa là, ta phải chấp nhận những mất mát của mình trong các mối quan hệ, dù nghe có vẻ hơi tàn nhẫn.
Hỏi những câu hỏi phù hợp
Nhiều người có rất nhiều ý tưởng để thực hiện, nhưng họ không biết cách thực hiện nó. Ngay cả khi họ tìm đến những cố vấn tài chính như John D. Spooner, họ cùng không biết nên hỏi những gì.
Vị cố vấn này đã gợi ý ta nên tự hỏi những câu hỏi sau: “Triết lý đầu tư của bạn là gì?”, “Một trong những thành công lớn nhất của bạn trên thị trường là gì?”, “Còn một trong những sai lầm lớn nhất của bạn thì sao? Điều gì đã xảy ra và bạn học được gì từ nó?”.
Đừng chìm đắm trong vinh quang
Người thành tựu hay lời khen ngợi dành cho người trẻ hoàn toàn có thể là con dao hai lưỡi. Nó có thể khiến ta hiểu lầm rằng cuộc sống trưởng thành của mình sẽ như vậy. John D. Spooner cho biết, ông từng đến trường đại học và gặp gỡ vô số người trẻ giỏi giang, thành đạt trên nhiều lĩnh vực. Họ rất tự hào với ánh hào quang vượt trội tự nhiên của mình, với niềm tin rằng cuộc sống sau đại học sẽ vẫn là những bữa tiệc, là màu hồng.
Tuy nhiên, tuổi trưởng thành của họ lại là quá trình đi từ thất vọng này tới thất vọng khác. Họ chìm đắm trong vinh quang tuổi trẻ, không chịu trau dồi bản thân và cứ thể khiến bản thân lùi bước. John D. Spooner chia sẻ, ông luôn nhớ bài học của cha ông rằng: “Chỉ cần nhớ rằng, cuộc sống thực sự khó khăn, nó chỉ đang là ngắt quãng bởi những khoảnh khắc rực rỡ mà thôi”.
Tự khiến bản thân thú vị hơn
John D. Spooner chia sẻ: “Tôi nhận được hàng trăm hồ sơ xin việc mỗi năm từ mọi người ở mọi lứa tuổi muốn nhận được tư vấn nghề nghiệp, hầu hết tất cả chúng đều chỉ bao gồm những thứ hoàn toàn đơn giản: Học vấn, công việc, quá khứ. Thật nhàm chán!”. Theo ông, ta nên chú ý cách khiến cho CV của mình trở nên có sức sống hơn, đừng chỉ tập trung vào những thành tích hay chứng chỉ.
Đôi khi những khía cạnh trông có vẻ như là không liên quan lắm trong cuộc sống có thể nâng cao và làm phong phí thêm trải nghiệm của ta. Không chỉ vậy, chúng hoàn toàn có thể giúp ta mở ra những cánh cửa mới với vô vàn cơ hội mới.
Theo CNBC
[ad_2]