[ad_1]

Nuôi dưỡng, giáo dục con cái chưa bao giờ là điều đơn giản. Tính cách của một đứa trẻ sẽ phản ánh rõ rệt cách dạy con của cha mẹ.

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi, tính cách của trẻ sau này. Muốn con nên người, cha mẹ nên rèn giũa, dạy dỗ con từ nhỏ. 4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc dưới đây sẽ là kim chỉ nam giúp cha mẹ hướng con thành người ưu tú, tài đức vẹn toàn trong tương lai.

Câu chuyện 1

Một ngày sơ ý, cậu nhóc 2 tuổi đụng đầu vào góc bàn khiến đầu sưng một cục u. Vừa đau vừa bực, cậu bé òa khóc thật to. Một lúc sau, người cha đến bên cái bàn hỏi lớn: Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế còn khóc lóc ỉ ôi thế kia?

Cậu con trai bỗng ngừng khóc. Người bố tiếp tục đưa tay sờ vào bàn, hỏi nhẹ cậu con trai:

– Là ai đã đụng đau chiếc bàn vậy?

– Là con, là con đụng vào bàn ạ! – cậu nhóc nín khóc trả lời.

– Thì ra là con à, sao không xin lỗi cái bàn đi.

Cậu con trai hơi ngạc nhiên, nhưng rồi cũng cúi mình nói nhỏ:

– Xin lỗi bàn.

4-cau-chuyen-va-bai-hoc-day-con-sau-sac-cha-me-co-the-tham-khao-1

Từ câu chuyện trên có thể thấy, đừng vô cớ đổi lỗi cho người khác. Trước tiên hãy xem lại chính mình. Chỉ với hành động nhỏ, người bố đã dạy con trai sống có trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm khi bản thân mắc lỗi.

Câu chuyện 2

Một buổi chiều, ông bố dẫn con gái 5 tuổi đi bộ qua cây cầu nhỏ, phía dưới nước chảy xiết nhưng vẫn thấy được cả đáy. Cô bé thích thú nói:

– Bố ơi, sông đẹp quá, con xuống bơi một lúc có được không?

– Cũng được, bố sẽ nhảy xuống với con. Nhưng giờ chúng ta phải về nhà thay quần áo đã.

Hai bố con về nhà, khi thay quần áo xong, cô bé thấy một chậu nước để trước mặt liền ngơ ngác nhìn bố.

– Con gái à, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, con không biết sao?

Cô bé gật đầu đồng tình, cùng bố tập luyện. Nhưng chỉ được 10 giây, cô bé đã ngẩng đầu:

– Bố ơi, con bị sặc nước rồi, khó chịu quá.

– Thế à? Con mà nhảy xuống sông thì càng khó chịu hơn đấy.

– Thế con không muốn nhảy xuống sông nữa, con không muốn sặc nước đâu ạ.

– Được thôi, không thích thì mình không đi nữa.

Bài học dạy con đó là, trước khi làm một việc gì đó, chúng ta cần suy tính cẩn trọng, tính toán đến những hậu quả có thể xảy ra. Từ đó, chúng ta sẽ rèn được tính cẩn thận và không lỗ mãng.

Câu chuyện 3

Nhà nọ có cậu nhóc 3 tuổi. Một hôm, không biết cậu bực tức chuyện gì mà vô cớ khóc ầm ĩ. Thấy thế, người mẹ liền dỗ dành:

Quảng cáo

– Sao vậy con trai, con có chỗ nào không ổn?

– Không có.

– Vậy tại sao con khóc?

– Con… con chỉ muốn khóc thì khóc thôi! – Rõ ràng cậu bé đang cố làm nũng mẹ.

4-cau-chuyen-va-bai-hoc-day-con-sau-sac-cha-me-co-the-tham-khao-3

– Được, con muốn khóc mẹ không ý kiến. Nhưng con khóc ở đây sẽ làm phiền mọi người xung quanh. Để mẹ tìm cho con một chỗ khác, con có thể khóc thoải mái đến khi đủ thì thôi.

Xong rồi người mẹ dắt con vào một căn phòng trống trải, bảo con trai khi nào khóc xong thì gõ cửa bảo mình. Chỉ khoảng 3 phút sau, cậu bé mở cửa nói vọng ra:

– Mẹ ơi, con khóc đủ rồi ạ!

– Khóc đủ rồi thì ra đây với mẹ.

Bài học dạy con: Không cần biết bản thân đang gặp chuyện gì nhưng trút giận lên người khác là một thói quen xấu. Tuy nhiên, chỉ một câu chuyện của người mẹ đã giúp con trai hiểu vấn đề, không còn tái phạm nữa.

Câu chuyện 4

Cậu con trai ở gia đình nọ vừa lên 7, rất ham ăn. Một buổi tối muộn sau khi tan học, câu bé đi qua cửa hàng thức ăn nhanh, thấy những chiếc hamburger quá ngon nên dừng bước, thèm thuồng nói với mẹ:

– Mẹ ơi, hamburger kìa.

– Con có muốn ăn không?

– Dạ có ạ.

Người mẹ liền nói tiếp:

– Con trai à, một người hễ muốn ăn gì mà ăn ngay người ta gọi là “cẩu hùng”, người thèm ăn gì đó nhưng có thể kìm lòng không ăn thì gọi là “anh hùng”. Mẹ không biết con muốn làm cẩu hùng hay anh hùng?

4-cau-chuyen-va-bai-hoc-day-con-sau-sac-cha-me-co-the-tham-khao-2

– Dạ, anh hùng ạ!

– Thế anh hùng khi muốn ăn hamburger sẽ thế nào?

– Con có thể không ăn ạ! – Cậu bé nhanh nhảu đáp.

– Giỏi lắm, giờ chúng ta về nhà thôi!

Bài học dạy con: Sự cám dỗ luôn hấp dẫn, khó có thể chối từ. Tuy nhiên, chúng ta có thể giữ lòng kiên định, không để ý chí lung lay. Nhận ra được gì nên và không nên, trẻ sẽ chống lại được cám dỗ của bản thân.

Xem thêm: Con cái bất hiếu: Cha mẹ về già cô quạnh bởi 2 sai lầm tai hại khi dạy con

[ad_2]