[ad_1]
Mạnh Tử viết: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất,” (Tức là giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ không chịu khuất phục). Vậy một người đàn ông cần 3 tố chất sau:
1. Chí khí
Thân Cư Vân, một vị học giả của triều đại nhà Thanh từng nói: “Người đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành”. Lưu Qua thuộc triều đại Nam Tống nói: “Chí khí của người đàn ông có thể khiến cho biển cả được lấp đầy và di dời được núi”.
“Chí” chính là phương hướng của người đàn ông còn “khí” là động lực của người đàn ông. Một khi đã có phương hướng và động lực thì mọi việc sẽ dễ dàng đi tới thành công?
2. Hào khí (Khí phách)
“Chí khí” là ý chí kiên định của nội tâm còn “Hào khí” là sự hào hùng, hăng hái cuộn trào trong lòng. Người đang ông nếu không có “hào khí” thì con đường cuộc đời sẽ thiếu đi mất một phần hứng thú.
Vậy “hào khí” đến từ đâu?
“Hào khí” chính là đến từ sự tự tin mạnh mẽ và mãnh liệt giống như câu “Ngửa mặt nhìn trời cười lớn, ta sao có thể là kẻ vô dụng?”
“Hào khí”: Không sợ mây che mất tầm nhìn xa của mắt, vì tự thân ta đã ở trên tầng cao nhất rồi!
“Hào khí” đến từ sự “ngông nghênh”, cứng cỏi và kiên quyết: “Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý, khiến ta chẳng được mặt mày tươi!”.
“Hào khí” tuyệt không phải chỉ ở phạm vi tình cảm mà ở ý chí, ở sự rèn luyện hàng ngày và ở trí tuệ.
3. Bản lĩnh
Bản lĩnh là tố chất không thể thiếu của mỗi người đàn ông. Bản lĩnh của người đàn ông trước hết phải thể hiện ở việc có thể tự mình kiến lập cuộc sống của bản thân, sau đó là chăm sóc người thân, bạn bè và gây dựng sự nghiệp. Như thế, cuộc sống của họ mới có thể đứng vững vàng và phát triển.
Nếu như thiếu bản lĩnh, bản lĩnh không vững vàng, người đàn ông sẽ rất khó để làm chủ được cuộc đời mình. Trong cuộc sống hàng ngày vẫn có sự ma sát trong công việc cũng là cách rèn luyện hàng ngày của người đàn ông, nhưng để làm thành sự nghiệp thì “tu dưỡng” nhất định phải luôn đi trước việc cần làm.
Biên tập: Lan Hương
[ad_2]