[ad_1]
Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái. Trong mắt con, hành vi của cha mẹ chính là chuẩn mực để học theo. Cha mẹ không gương mẫu, con cái sẽ thất bại.
Thực tế, nhiều người mặc nhiên đặt nặng vấn đề giáo dục con cái cho người mẹ. Tuy nhiên, người cha mới là người ảnh hưởng tới con cái nhiều hơn. Một nhà giáo dục từng nói: Nếu người cha vắng mặt trong gia đình, đây có thể coi là người cha thất bại. Điển hình là 3 kiểu ông bố dưới đây. Dù họ có thường xuyên có mặt ở nhà, những ông bố này vẫn là những người thất bại.
Người bố không biết làm gương
Dạy theo kiểu làm gương là cách giáo dục vô cùng quan trọng. Nếu chỉ thuyết giảng mà không thể hiện cá nhân sẽ khiến con cái cảm thấy không bình đẳng, đặc biệt với một người cha.
Ví dụ như, người bố suốt ngày la mắng con cái chỉ biết chơi game không chịu học hành. Thế nhưng người bố này lại cứ về nhà là ôm điện thoại, không quan tâm đến việc nhà, việc con cái học tập. Điều này sẽ khiến trẻ thắc mắc, tại sao người lớn được làm trong khi trẻ con thì không. Trẻ sẽ sinh ra tâm lý không phục, chống đối, không nghe lời.
Do đó, là một người cha phải vừa nghiêm khắc, vừa làm gương cho con cái. Dừng ngay kiểu chỉ biết khiển trách con cái rồi lại vô tâm, ném hết việc giáo dục cho người vợ. Hãy dành thời gian cho con cái. Bố sống tốt con sẽ noi theo, ngược lại nếu người bố nhiều tính xấu, con cũng sẽ học theo.
Không đồng hành cùng con lớn lên
Nhiều ông bố nghĩ rằng, đàn ông là trụ cột gia đình nên chỉ cần kiếm tiền là đủ. Họ cho rằng, đàn ông chăm lo kinh tế, phụ nữ có trách nhiệm dạy dỗ con cái ở nhà. Đây là một suy nghĩ, lối sống thất bại, sai lầm.
Một người bố bận rộn công việc chưa đi họp phụ huynh cho con lần nào, không biết con học lớp nào, học hành ra sao. Kiểu ông bố này rất khó có thể nuôi dạy con. Không được cha quan tâm, yêu thương và chăm sóc, nhiều đứa con sẽ trở nên bướng bỉnh, nổi loạn.
Vì thế, nếu một người cha chỉ biết làm việc, dù có kiếm được nhiều tiền đến mấy cũng là một người cha thất bại. Việc giáo dục con cái cần phải có sự chung sức, đồng lòng của cả cha và mẹ. Sự nghiệp rực rỡ bao nhiêu mà cha con không gần gũi, con cái hư hỏng thì cũng không ý nghĩa gì.
Người cha tính tình nóng nảy, cộc cằn
Nhiều người vẫn quan niệm kiểu “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Nhiều ông bố cũng lấy lý do này để biện hộ cho cách dạy con cộc cằn của mình. Thế nhưng, trẻ em vốn rất nhạy cảm. Một sự trừng phạt nghiêm khắc quá mức cũng có thể khiến trẻ ám ảnh, tổn thương cả đời.
Cha là người đàn ông vĩ đại nhất trong cuộc đời con cái. Những đứa trẻ cần được cha chở che, yêu thương chứ không phải là nơi trút giận, trút hết cảm xúc tiêu cực. Roi vọt quá nhiều khiến con cái nảy sinh cảm giác sợ hãi, không an toàn, làm gì cũng phải nhìn mặt bố, ngó trước ngó sau. Dần dần khi lớn lên, chúng sẽ trở nên mặc cảm, thiếu tự tin và trở thành những con người thất bại.
Sự trưởng thành của trẻ cần có cả cha lẫn mẹ đồng hành. Điều trẻ cần là người cha quan tâm, yêu thương thật lòng chứ không phải những ông bố vô tâm, chỉ biết bản thân mình. Nếu được cha yêu thương chăm sóc, trẻ sẽ hình thành tính cách tích cực và tự tin. Việc giáo dục con cái rất quan trọng. Đối với những ông bố có đặc điểm nào trong số 3 kiểu kể trên, hãy nhận thức và thay đổi kịp thời vì tương lai của con mình.
Xem thêm: Thay vì bao bọc con mãi, cha mẹ hãy tập cho con 10 việc này để con tự trưởng thành
[ad_2]