[ad_1]

Cha mẹ nào cũng có cách yêu thương con cái của riêng mình dẫn đến cách giáo dục con cũng khác nhau. Thế nhưng cha mẹ hãy lưu ý 3 kiểu cha mẹ khó gây dựng được quan hệ gắn kết với con cái do cách giáo dục sai lầm.

1. Cha mẹ bị tổn thương thời thơ ấu

Những đứa trẻ bị cha mẹ làm cho tổn thương từ nhỏ thường hình thành suy nghĩ: Mai sau, mình sẽ không bao giờ làm con tổn thương như vậy. Tuy nhiên, khi làm cha mẹ, họ có nhiều nguy cơ lại đi vào “vết xe đổ” đó.

Một nghiên cứu do Đại học California thực hiện, được công bố năm 2018 cho thấy, cha mẹ từng bị tổn thương tâm lý nặng nề hay chịu sự căng thẳng trong thời thơ ấu có nhiều khả năng có những đứa con với các vấn đề về sức khỏe hành vi. Các loại khó khăn thời thơ ấu này bao gồm cha mẹ ly hôn, sự lạm dụng tình cảm, thể chất hoặc tình dục, chứng kiến bạo lực trong gia đình, bệnh tâm thần của cha mẹ…

Tiến sĩ Adam Schickedanz, tác giả chính của nghiên cứu, chỉ ra con cái của các bậc cha mẹ từng trải qua những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cao gấp đôi và có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao gấp 4 lần trẻ thường. Cũng vì thế, mối quan hệ của cha mẹ và những đứa con không bao giờ tốt đẹp. Ví dụ, nếu cha mẹ gia trưởng, nóng nảy với con, sau này, đứa trẻ trưởng thành cũng dễ trở thành những người nóng nảy, ích kỷ khi đối đãi với đấng sinh thành.

3-kieu-cha-me-kho-gan-ket-duoc-voi-con-cai-2

2. Cha mẹ sĩ diện

Nhiều cha mẹ có sự sĩ diện cao tới mức luôn có nhu cầu cần phải được thỏa mãn cái tôi. Đối với con cái của mình, họ yêu cầu trẻ phải phát triển theo mong đợi của mình và hoàn thành những việc họ đặt ra. Thay vì để trẻ phát triển bình thường với đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu, họ gượng ép trẻ hoàn hảo ở mọi lĩnh vực, để có thể nở mày nở mặt với mọi người mà không quan tâm đến năng lực, cảm xúc của đứa trẻ. Nếu trẻ không tuân thủ, cha mẹ trút thịnh nộ lên đầu con, thậm chí cằn nhằn, làm những điều gây tổn thương to lớn cho đứa trẻ, ví dụ như mạt sát, so sánh…

Quảng cáo

Kết quả của một nghiên cứu do Alex Jensen, giáo sư của Đại học Brigham Young (BYU) thực hiện chỉ ra, đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đưa ra so sánh sẽ có xu hướng học kém hơn so với anh chị em của chúng. Trẻ hình thành tâm lý sợ hãi, muốn trốn tránh bố mẹ, thay vì chấp nhận những đòi hỏi từ họ.

3. Cha mẹ thao túng

Nhiều cha mẹ có thói quen kiểm soát cuộc sống của con, xuất phát từ tâm lý không yên tâm về đứa trẻ. Cha mẹ thao túng con cái bằng nhiều cách, một số dùng bạo lực, một số dùng thái độ… để ép đứa trẻ làm theo cách của mình.

Tiến sĩ Becky Spelman, nhà tâm lý học của Anh, nhận định rằng dấu hiệu điển hình của cha mẹ thao túng là họ cố gắng vô hiệu hóa cảm xúc của con, cưỡng bức tình cảm với những câu nói điển hình như “Nếu con không làm đúng, mẹ không yêu con nữa” hoặc phạt bằng sự im lặng… Quá trình này, theo thời gian, đào tạo và khiến đứa trẻ trở thành thụ động, không có can đảm đưa ra bất cứ lựa chọn nào của riêng mình, cuối cùng mãi mãi bị mắc kẹt trong quỹ đạo của bố mẹ mà không thể thoát ra.

Kiểu quan hệ cha mẹ – con cái này cũng không hề bình đẳng, bởi trẻ hình thành thái độ dựa dẫm, phó mặc và tuân thủ vô điều kiện với cha mẹ, trong khi trong lòng luôn tồn tại cảm giác tiêu cực về người “điều khiển” mình.

Đọc thêm: 3 quan niệm sai lầm về nuôi dạy “trẻ ngoan” của cha mẹ

[ad_2]