[ad_1]

Năm 2022, tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty thuộc “siêu Ủy ban” ước đạt 39.219 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021.Trong đó, một số tập đoàn tiêu biểu hoàn thành vượt mức rất cao so với kế hoạch như PVN, VIMC… Riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ đột biến 31.000 tỷ đồng…

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất PVN hoàn thành kế hoạch cả năm trước 8 tháng, ước vượt khoảng 2,9 lần kế hoạch năm 2022. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất PVN hoàn thành kế hoạch cả năm trước 8 tháng, ước vượt khoảng 2,9 lần kế hoạch năm 2022.

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Theo đó, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái, tình trạng lạm phát cao, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc kéo dài, cạnh tranh chiến lược nước lớn, bất ổn địa chính trị, xung đột Nga – Ukraine kéo dài. Điều này khiến giá dầu biến động phức tạp, khủng hoảng an ninh năng lượng, an ninh lương thực diễn biến khó lường…, gây áp lực đến nền kinh tế Việt Nam.

Cùng với đó, rủi ro nội tại từ thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp gia tăng, gây ra nhiều bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

 
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Ngọc Cảnh.Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Ngọc Cảnh.

“Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao độ, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng mọi thời cơ, các tập đoàn, tổng công ty vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực; tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Ngọc Cảnh, chia sẻ bối cảnh tình hình thế giới cùng với những hậu quả để lại từ đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực, mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế trong nước, ở mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; trong đó, có các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban.

Năm 2022, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 và tình hình bất ổn thế giới làm cho một số doanh nghiệp thuộc Ủy ban lợi nhuận giảm mạnh, có doanh nghiệp lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu.

Các tập đoàn, tổng công ty cũng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chính sách an sinh xã hội; về cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước. Từ đó, góp phần bảo đảm cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô và xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023.Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 của các tập đoàn, tổng công ty, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh, nhấn mạnh tổng doanh thu ước đạt 1,12 triệu tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch và 133% so với năm 2021; trừ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có lỗ đột biến 31.000 tỷ đồng, do nguyên nhân khách quan không được tăng giá điện.

Tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 39.219 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021.

 

Trong đó, “15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Đáng chú ý, một số tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả tích cực, vượt mức kế hoạch tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)…

Tiêu biểu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn thành kế hoạch khai thác dầu thô trước 2 tháng 11 ngày, dự kiến vượt 28% kế hoạch năm; doanh thu toàn tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, ước vượt 60% kế hoạch năm 2022. Giá dầu tăng ngay từ quý 1 hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động của các đơn vị thuộc lĩnh vực thăm dò, khai thác của tập toàn.

Đáng chú ý, PVN ước nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 6 tháng, ước vượt 2,2 lần kế hoạch; lợi nhuận trước thuế hợp nhất hoàn thành kế hoạch cả năm trước 8 tháng, ước vượt khoảng 2,9 lần kế hoạch năm 2022.

Bên cạnh đó, Tổng công ty hàng hải Việt Nam vượt kế hoạch lợi nhuận 700 tỷ đồng, đạt 3.200 tỷ đồng so với kế hoạch đặt ra 2.500 tỷ đồng.

Thông tin về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư năm 2022, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, cho biết thêm sau 4 năm chuyển về Ủy ban quản lý, có 41 dự án nhóm A, 125 dự án nhóm B đã được các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban phê duyệt/triển khai thực hiện, hoàn thành đầu tư.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư, trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, cấp thiết đã chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư khoảng 259.000 tỷ đồng.

Nguồn: https://vneconomy.vn/18-tap-doan-tong-cong-ty-thuoc-sieu-uy-ban-vuot-73-ke-hoach-loi-nhuan-truoc-thue-rieng-evn-lo-dot-bien.htm

[ad_2]