17/32 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cắt giảm cho vay với lĩnh vực bất động sản Công ty cổ phần Địa Tín phân phối độc quyền dự án: Khu đô thị Từ Sơn Garden City
[ad_1]

Hơn một nửa đơn vị cho vay hàng đầu của Trung Quốc đã giảm mức độ tương tác với lĩnh vực bất động sản, có thể khiến cuộc khủng hoạt tiền mặt với các nhà phát triển trở nên nghiêm trọng hơn.

17/32 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cắt giảm cho vay với lĩnh vực bất động sản

Cuối năm 2021, mức dư nợ cho vay đối với ngành bất động sản đã giảm so với cuối năm 2020 tại 17 trong số 32 ngân hàng hàng đầu Trung Quốc, bao gồm cả China CITIC Bank thuộc sở hữu của nhà nước và China Minsheng Bank, ngân hàng tư nhân lớn nhất thị trường tỷ dân.

Ngân hàng Shengjing, trong đó “bom nợ” China Evergrande Group là cổ đông lớn, đã giảm hạn mức cho vay đối với các nhà phát triển sau khi tăng gần gấp đôi vào năm 2020.

Tổng khối lượng cho vay với ngành bất động sản của các ngân hàng Trung Quốc đã giảm sâu, chẳng hạn như China Bohai Bank có trụ sở tại Thiên Tân, đã ghi nhận mức giảm 32%.

Thực tế, tổng khối lượng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản tại 4 ngân hàng quốc doanh lớn Trung Quốc đã tăng 4,9%, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức cho vay tổng thể của các ngân hàng này và giảm mạnh so với mức tăng hai con số giai đoạn 2017 – 2020.

Khi các khoản vay bất động sản ngày càng trở nên khắt khe, các tổ chức tài chính đặt mục tiêu giảm thiểu rủi ro mà họ phải đối mặt từ việc tiếp xúc với các công ty bất động sản, khiến những đơn vị đang gặp khó khăn thậm chí còn có ít lựa chọn hơn. Các nhà cho vay cũng cảnh giác với những nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh trong việc thúc đẩy lại thị trường.

Chính quyền Trung Quốc bắt đầu kiểm soát việc vay nợ của các nhà phát triển từ năm 2020, đặt ra quy tắc “ba lằn ranh đỏ” vào mùa hè cùng năm để hạn chế cho vay đối với các công ty không “lành mạnh” về tình hfinh tài chính. Các giới hạn cho vay thế chấp và tiếp cận với lĩnh vực bất động sản đã được đưa ra vào năm 2021.

Khó khăn chung của ngành đã đặt ra gánh nặng cho nhiều tập đoàn lớn. Các nhà cho vay giờ đây phải xem xét kỹ tình hình tài chính của khách hàng khi lo ngại rằng một số công ty bất động sản có thể phải gánh những “khoản nợ tiềm ẩn” lớn, không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.

China Minsheng Bank cho biết rằng họ đã “thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định” đối với lĩnh vực bất động sản và cải thiện “khả năng quản lý tín dụng trong toàn bộ quy trình cho vay”.

Ngân hàng China Everbright, có khoản cho vay bất động sản giảm 12% vào năm ngoái, cũng nhấn mạnh rằng ngân hàng này tuân thủ nguyên tắc chung “nhà là để ở, không phải để đầu cơ'” và tăng cường giám sát cách sử dụng các khoản vay.

Rủi ro đối với lĩnh vực bất động sản thể hiện ở việc nợ xấu gia tăng. Tại 4 ngân hàng lớn, tỷ lệ cho vay bất động sản kém hiệu quả đã tăng hơn 1 điểm phần trăm, lên mức 3,8% vào năm 2021, dù con số chung của tất cả ngành ngân hàng được cải thiện một chút.

Một số ngân hàng nhỏ còn rơi vào tình trạng “thê thảm hơn nhiều, chẳng hạn như Jinshang Bank ở tỉnh Sơn Tây, có tỷ lệ cho vay bất động sản không hiệu quả lên đến 10%.

Các đơn vị cho vay dự kiến ​​vẫn thận trọng đối với việc cho vay bất động sản trong năm nay. Mặc dù một số chính quyền địa phương đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế đối với các khoản thế chấp đối cho các cá nhân nhằm đối phó với sự sụt giảm của thị trường nhà ở, các quy tắc khắt khe hơn đối với các chủ đầu tư vẫn được áp dụng.

Trưởng bộ phận Phân tích rủi ro tại Bank of China Liu Jiandong cho biết ngân hàng này đặc biệt chú ý đến rủi ro khu vực trong các lĩnh vực chính, đặc biệt lưu ý rằng “một số nhà phát triển bất động sản có thể gặp vấn đề về dòng tiền”.

Banny Lam, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của CEB International Investment tại Hong Kong cho biết rủi ro đối với ngành bất động sản “có thể kiểm soát được”, nhưng “các ngân hàng cần đa dạng hóa” danh mục cho vay ngoài bên ngoài lĩnh vực này.

Trong khi đó, các nhà phát triển gặp vấn đề với tiền mặt hiện sẽ phải đối mặt với áp lực khó khăn trong việc huy động vốn. Tổng khối lượng tiền mặt do 100 nhà phát triển lớn huy động được, bao gồm cả các khoản vay ngân hàng và nợ doanh nghiệp, đã giảm 59% xuống còn 39,8 tỷ nhân dân tệ (6,24 tỷ USD) tính đến tháng 2, theo China Real Estate Information.

“Các điều kiện bị thắt chặt và nhu cầu tái cấp vốn lớn của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc sẽ gây áp lực lên tính thanh khoản của họ và làm tăng số lượng các vụ vỡ nợ trong thời gian còn lại của năm 2022”, Moody’s Investors Service cho biết.

Trên thực tế, không chỉ tại Trung Quốc mà ngay tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang “siết” cho vay bất động sản. Trước tình trạng giá bất động sản tăng nóng trong thời gian qua cùng những lo ngại về nợ xấu, nhiều ngân hàng đã bắt đầu “siết” cho vay bất động sản.

Chẳng hạn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), dư nợ cho vay đối với kinh doanh bất động sản hiện chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng dư nợ 1,5 triệu tỷ đồng, theo báo Hà Nội Mới.

Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và thứ cấp mua bất động sản. Theo đó, ngân hàng này sẽ tạm dừng giải ngân khoản vay mua bất động sản (gồm chưa/đã có giấy chứng nhận) kể từ cuối tháng 3.

Theo các chuyên gia, động thái này nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, còn với những người thực sự có nhu cầu mua nhà để ở vẫn có cơ hội vay ngân hàng.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/1732-ngan-hang-lon-nhat-trung-quoc-cat-giam-cho-vay-voi-linh-vuc-bat-dong-san-108630.html

[ad_2]