[ad_1]

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện để đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 14 công trình giao thông hư hỏng nặng trên địa bàn các huyện miền núi, với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ…

Nhiều tuyến đường bị sụt lún nghiêm trọng vẫn chưa được khắc phục. Nhiều tuyến đường bị sụt lún nghiêm trọng vẫn chưa được khắc phục.

Theo đó, ngân sách tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ khoảng 90% tổng mức đầu tư đối với các huyện miền núi và 100% tổng mức đầu tư đối với 6 huyện nghèo 30a. Phần còn lại, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng nếu có do các địa phương tự đảm bảo. 

UBND tỉnh đề nghị Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải và UBND 11 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan về tính chính xác của các nội dung tham mưu, thẩm định, số liệu báo cáo và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định.

 

Tổng mức đầu tư dự kiến thực hiện các công trình là 203,3 tỷ đồng; trong đó, tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ 195,3 tỷ đồng. Nguồn kinh phí được trích từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2022 (kinh phí hỗ trợ sửa chữa đường huyện hư hỏng nặng để đảm bảo an toàn giao thông).

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan, căn cứ nội dung phê duyệt thực hiện các thủ tục nghiệp vụ cấp bổ sung có mục tiêu cho UBND 11 huyện nêu trên, để tổ chức thực hiện theo quy định.

Đồng thời, tổng hợp kinh phí hỗ trợ còn lại các tuyến đường giao thông hư hỏng nặng của các huyện vào dự toán ngân sách địa phương năm 2023, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt theo quy định.

UBND các huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành của pháp luật; quản lý, sử dụng kinh phí bổ sung đúng mục đích, đối tượng, đảm bảo hiệu quả và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Một số tuyến đường giao thông hư hỏng nặng được ưu tiên sửa chữa trên địa bàn tỉnh như:  đường giao thông tránh lũ đi bản Năng Cát, xã Trí Nang,
huyện Lang Chánh; nâng cấp, sửa chữa tuyến đường từ xã Ban Công đi Tến Mới, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước; đường giao thông nông thôn xã Tân
Thành, huyện Thường Xuân…

Lý giải sự đầu tư, cải tạo đường giao thông tránh lũ đi bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh dài khoảng 2 km, UBND tỉnh Thanh Hóa cho hay tuyến được đầu tư xây dựng mới để tránh lũ tại vị trí các tràn trên đường từ bản Hắc đi bản Năng Cát.

Vào mùa mưa, các vị trí tràn trên tuyến đường từ bản Hắc đi bản Năng Cát ngập sâu gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Vì vậy, để đảm bảo nhân dân và du khách đi lại thuận lợi vào khu du lịch sinh thái thác Ma Hao và trung tâm bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, việc đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông tránh lũ đi bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh là cần thiết.

Với tuyến đường từ xã Ban Công đi Tến Mới, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước có chiều dài khoảng 3,8km, điểm đầu tuyến tại thôn Chiềng Lau (vị trí đập Tá Hướng), xã Ban Công; điểm cuối tuyến đường giao với đường xã Cổ Lũng đi thôn Eo Điếu tại cầu Tến Mới. Tuyến đường chủ yếu là đường đất nền đường có chiều rộng từ 2-3m; là tuyến đường cứu hộ, cứu nạn. Khi xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, vào mùa mưa đường trơn trượt, sình lún, lầy lội đi lại khó khăn.

Nhằm giúp người dân giảm bớt được các khó khăn do tình trạng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, ổn định cuộc sống, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ưu tiên nâng cấp, sửa chữa tuyến đường này…

Nguồn: https://vneconomy.vn/14-tuyen-duong-giao-thong-hu-hong-nang-tai-thanh-hoa-duoc-uu-tien-dau-tu-nang-cap.htm

[ad_2]